Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cổ phiếu ngân hàng xanh hay đỏ?

Ngân hàng

19/08/2020 12:05

Mặt bằng giá cổ phiếu ngân hàng vẫn đang ở mức thấp so với trước khi có dịch.

Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Đầu tư SCIC (SIC) vừa đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu Ngân hàng Quân đội (MBBank, mã MBB). Giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 30/7-28/8 theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận.

ACB cũng vừa phát hành gần 500 triệu cổ phiếu tăng vốn, tương ứng với tổng giá trị theo mệnh giá là 4.988 tỉ đồng... Cùng với việc chuyển sang sàn HOSE, lãnh đạo ngân hàng này kỳ vọng cổ phiếu ACB sẽ được lọt vào rổ chỉ số của HOSE với tỉ trọng đáng kể như VN30 (tỉ trọng khoảng 4%), VN Diamond (10%), VNFIN SELECT (12%). VNFIN LEAD (12%)...

Mặt bằng giá cổ phiếu ngân hàng vẫn đang ở mức thấp so với trước khi có dịch. Ảnh: Thiên Ân
Mặt bằng giá cổ phiếu ngân hàng vẫn đang ở mức thấp so với trước khi có dịch. Ảnh: Thiên Ân

Trong khi đó, theo chiến lược Chính phủ đã duyệt, 2020 là năm cuối cùng các ngân hàng buộc phải đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán tập trung hoặc niêm yết. Vì vậy, nhóm cổ phiếu ngân hàng đang có sự sôi động nhất định ngay cả trong thời điểm dịch bệnh.

Chọn giỏ bỏ tiền

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã công bố các quyết định giảm thêm một số mức lãi suất điều hành với mức giảm từ 0,2-0,5%/năm, có hiệu lực từ ngày 6/8/2020. Đáng chú ý nhất là Ngân hàng Nhà nước đã hạ 50 điểm cơ bản đối với lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước.

Theo đánh giá của ông Trần Đức Anh, Giám đốc Kinh tế Vĩ mô và Chiến lược thị trường thuộc Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), việc giảm lãi suất dự trữ bắt buộc mặc dù có ảnh hưởng tới nguồn lợi nhuận của các tổ chức tín dụng nhưng không đáng kể. Nguyên nhân là dự trữ bắt buộc của các ngân hàng hiện nay ở mức thấp, chỉ khoảng 3% đối với khoản tiền gửi không kỳ hạn và dưới 1 năm và 1% đối với khoản tiền gửi trên 1 năm. 

Cổ phiếu ngân hàng xanh hay đỏ?

Theo ước tính sơ bộ của KBSV, mức tác động của việc giảm lãi suất này tới tổng hệ thống ngân hàng vào khoảng 600 tỉ đồng, trong đó khối ngân hàng thương mại nhà nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất cũng chỉ trên dưới 60 tỉ đồng/ngân hàng.

Theo Công ty Chứng khoán VNDirect, lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận ngành ngân hàng tăng 12,6% so với cùng kỳ, đóng góp 3,8 điểm phần trăm vào tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường. 

Đối với tình hình kinh doanh của nhóm ngân hàng niêm yết, ông Đức Anh cho rằng nhìn chung kết quả kinh doanh quý II/2020 của các ngân hàng tương đối khởi sắc khi khá nhiều ngân hàng tăng trưởng cao về lợi nhuận so với cùng kỳ. Điển hình như VietinBank, HDBank và VPBank có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế trong quý II lần lượt 102%, 54% và 44%.

Cổ phiếu ngân hàng xanh hay đỏ?

Mặc dù vậy, kết quả kinh doanh quý II không phản ánh chính xác tình hình hoạt động của ngân hàng trên thực tế, do chịu sự điều chỉnh của Thông tư 01 cho phép các ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

“Ngay khi Thông tư 01 kết thúc, không loại trừ khả năng chúng ta sẽ nhìn thấy số liệu nợ xấu của các ngân hàng có sự gia tăng mạnh, ảnh hưởng đến chi phí dự phòng và lợi nhuận ngân hàng trong các quý tiếp theo”, ông Đức Anh nhìn nhận.

Lực đỡ nào?

Dịch COVID-19 đã phần nào xác lập mặt bằng giá mới đối với các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Cổ phiếu ngân hàng xanh hay đỏ?

Theo thống kê của FiinPro, cuối tháng 7/2020 chỉ số P/E của ngành ngân hàng đang ở mức 11,9, thấp hơn mức P/E bình quân của 10 ngành ở mức 14,28. Trên thị trường, nhiều cổ phiếu vẫn chưa về lại vùng giá trước khi dịch COVID-19 xuất hiện, tiêu biểu như các cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc nhóm VN30 như VIC, VJC, MWG... Trong những tháng còn lại của năm 2020, ông Đức Anh vẫn giữ quan điểm lạc quan về triển vọng nhóm cổ phiếu ngân hàng nhờ sự hỗ trợ của 3 yếu tố chính.

Đầu tiên, mặt bằng giá cổ phiếu của các ngân hàng vẫn đang ở mức thấp so với giai đoạn trước khi có dịch. Điển hình như cổ phiếu VCB, BID, CTG, MBB... Thêm vào đó, triển vọng vĩ mô dài hạn tích cực của kinh tế Việt Nam, bất chấp tác động của dịch COVID-19, là yếu tố quan trọng hỗ trợ mặt bằng giá cổ phiếu ngành ngân hàng trong các nhịp điều chỉnh.

Cuối cùng là sự  kỳ vọng vào một số yếu tố hỗ trợ từ nay đến cuối năm như một số ngân hàng niêm yết mới, chuyển sàn, tăng vốn, bancassurance.

Ảnh: Qúy Hòa
Ảnh: Qúy Hòa

Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc Môi giới Hội sở Công ty Chứng khoán Mirae Asset, cho rằng tiềm năng và kỳ vọng nhóm ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào mức độ phục hồi của nền kinh tế. Theo ông, mức độ truyền dẫn chính sách, nguồn lực, dư địa của Chính phủ với nền kinh tế còn khá yếu và đang cược lớn vào đầu tư cơ sở hạ tầng và logistics. Những động thái trên không thể có thành quả trong một sớm một chiều.

Trong bối cảnh này, ông Tuấn đánh giá tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận thực chất của nhóm ngân hàng khá ảm đạm trong nửa cuối năm 2020 và kỳ vọng phục hồi tốt vào nửa cuối năm 2021 khi vaccine COVID-19 có hiệu quả trên bình diện toàn cầu.

VŨ DŨNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement