Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

CIA: Không có bằng chứng TikTok đánh cắp dữ liệu người dùng

Kinh tế thế giới

09/08/2020 00:02

Theo CIA, phía Mỹ vẫn không có bằng chứng nào về việc TikTok đánh cắp dữ liệu người dùng cho chính quyền Trung Quốc.

Theo Thời báo New York, các nhà phân tích CIA (Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ) đã báo cáo với Nhà Trắng rằng, mặc dù các quan chức Trung Quốc có thể lấy dữ liệu từ người dùng ứng dụng TikTok thuộc sở hữu của ByteDance, nhưng "không có bằng chứng" cho thấy quốc gia này đã làm vậy.

Thời báo New York chỉ trích: “Câu trả lời CIA đưa ra rất khó hiểu”. Còn trang Business Insider thì hiểu rằng, kết luận này đồng nghĩa với việc TikTok không đánh cắp dữ liệu người dùng cho chính quyền Bắc Kinh.

CIA không có bằng chứng cho việc Tiktok đánh cắp dữ liệu gửi về Trung Quốc. Ảnh: Reuters
CIA không có bằng chứng cho việc Tiktok đánh cắp dữ liệu gửi về Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Christoph Hebeisen, giám đốc nghiên cứu tình báo an ninh của Lookout, một công ty tập trung vào bảo mật thiết bị di động, đã kiểm tra ứng dụng TikTok và đưa ra kết luận gần với kết luận của các cơ quan tình báo. “Chính phủ Trung Quốc dường như không có quyền truy cập dữ liệu của công ty về người dùng Mỹ, nhưng họ có thể có được nếu họ muốn”, Lookout kết luận.

Nhưng Christoph cho rằng, điều đó không khác quá nhiều so với việc chính phủ Mỹ có được lệnh Giám sát tình báo nước ngoài để lấy dữ liệu của một công ty truyền thông xã hội của Mỹ.

“Nếu bạn là người Trung Quốc, bạn có thể không muốn các quan chức chính phủ của mình cài Facebook trên điện thoại của họ. Và nếu bạn là người Mỹ, bạn có thể không muốn các quan chức chính phủ của mình cài TikTok”, ông ví dụ.

Điểm mấu chốt trong lệnh cấm của chính quyền Trump là vì TikTok đe dọa "an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại và nền kinh tế của Mỹ”. Nhưng một số người đang làm việc tại Thung lũng Silicon lại chia sẻ với Thời báo New York rằng ông Trump thật sự chỉ đang tức giận với các video TikTok lan truyền chế giễu ông. Ngoài ra, sự đe doạ của mạng xã hội video âm nhạc đến từ Trung Quốc này có thể lung lay vị thế của Google và Facebook hiện tại.

Thung lũng Silicon nghi ông Trump cấm TikTok vì dám phê duyệt các video chế giễu mình. Ảnh: CNBC
Thung lũng Silicon nghi ông Trump cấm TikTok vì dám phê duyệt các video chế giễu mình. Ảnh: CNBC

Tuy nhiên, các quan chức tình báo cho biết, mối đe dọa mà TikTok đặt ra sẽ khác với mối đe dọa được tạo ra bởi Huawei, gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc đang đi đầu về mạng 5G. Theo CIA, Huawei có thể kiểm soát thông tin liên lạc toàn cầu, còn TikTok thì khó.

"TikTok có vấn đề gì không? Có, nhưng vấn đề của nó là chỉ biết tạo ra các video hài hước, hoạ chăng ảnh hưởng đến xu hướng giải trí của con cái chúng ta”, Thượng nghị sĩ Mark Warner của Đảng Dân chủ, khẳng định với báo giới.

Sue Gordon, cựu Phó Giám đốc CIA nói rằng, ngay cả trong những trường hợp tốt nhất, một phần lớn dữ liệu của Mỹ vẫn sẽ chảy qua Trung Quốc. “Đó là thực tế của một thế giới liên kết với nhau. Chúng ta phải học cách sống trong những mạng lưới mà tôi cho là bẩn thỉu này”, bà nói.

Theo Sue, nếu TikTok có đánh cắp dữ liệu nộp về Bắc Kinh thì điều này sẽ vẫn được tiếp tục ngay cả khi các hoạt động của TikTok được bán cho Microsoft. Để "làm sạch" ứng dụng, “gã khổng lồ” phần mềm này có thể sẽ phải viết lại gần như toàn bộ phần mềm cho riêng mình dựa trên mô hình TikTok.

Thượng nghị sĩ Ben Sasse, đảng viên Đảng Cộng hòa, cho biết: “Tất cả đều là trò chơi và nó khá thú vị. Nhưng dù thế, mối đe dọa của TikTok phải được đề phòng, đặc biệt là khi tất cả thông tin cá nhân đều được các ứng dụng điện thoại thông minh hút sạch, rồi bán ra hoặc chia sẻ với bên thứ ba”.

TẤT ĐẠT
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement