Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga sẽ thúc đẩy cuộc đua về đầu tư

Chính sách - Hạ tầng

18/10/2020 16:59

Chuyến thăm của Thủ tướng Yoshihide Suga được cho là sẽ thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản thêm sâu rộng với nguồn vốn FDI to lớn.

Tân Thủ tướngNhật BảnYoshihide Suga đã lên máy bay đến Việt Nam trong chuyến công du đầu tiên của mình từ ngày 18-20/10. Thủ tướng Yoshihide Suga sẽ hạ cánh xuống sân bay Nội Bài vào chiều tối nay, 18/10, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ 18-20/10.

Theo Asian Nikkei Review, đây là sự kiện “đánh dấu sự khởi động lại ngoại giao đối với Việt Nam khi Việt Nam đang thu hút các nhà đầu tư quốc tế”.

Sẽ thúc đẩy các nền kinh tế tiên tiến đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam

Ông Suga là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên của các nền kinh tế lớn đến thăm Việt Nam kể từ khi xảy ra đại dịch COVID-19. Asian Nikkei Review cho rằng Việt Nam khẳng định tầm quan trọng của mình trên trường quốc tế.

Chuyến đi của nhà lãnh đạo Nhật Bản có thể sẽ thúc đẩy các nền kinh tế tiên tiến đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam, khi thỏa thuận thương mại mới giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu (EU) đã có hiệu lực tháng 8 vừa qua. Việt Nam cũng đang đàm phán một thỏa thuận riêng với Anh. Mỹ cũng thể hiện sự quan tâm tới Việt Nam như một đối tác tích cực.

Dự kiến, ông Suga sẽ có cuộc hội đàm với Tổng bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày mai, 19/10. Sau đó có các hoạt động hội kiến và chào xã giao với các lãnh đạo của Việt Nam. Ông Suga và đoàn sẽ có một hành trình hạn chế hơn so với các nhà lãnh đạo Nhật Bản trước đây, do các quy định an toàn liên quan đến phòng dịch.

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga. Ảnh: AP
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga. Ảnh: AP

Điểm đáng chú ý trong chuyến thăm lần này là đảm bảo hợp tác kinh tế sâu rộng hơn.

Nhật Bản đang đứng thứ hai sau Hàn Quốc về nguồn vốn FDI vào Việt Nam tính theo lũy kế trong năm 2019. Đây cũng là đối tác thương mại lớn thứ tư sau Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc. Cả hai nước đều thuộc Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). 

Hai quốc gia cũng có mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa các dân tộc, với hơn 400.000 người Việt Nam đang sinh sống tại Nhật Bản.

Việt Nam đã thành công trong việc ngăn chặn lây nhiễm COVID-19 tốt hơn bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào khác, dù vậy, nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế sẽ giảm xuống 1,6% trong năm nay, từ hơn 7% trong hai năm trước đó.

Nhật Bản bị hấp dẫn bởi tầng lớp trung lưu Việt Nam

Các doanh nghiệp sản xuất của Nhật Bản đang dẫn đầu đầu tư vào Việt Nam cho đến nay. Asian Nikkei Review cho rằng, họ bị thu hút bởi mức lương thấp hơn ở Trung Quốc. Và hiện mức thu nhập của người Việt tăng lên, tầng lớp trung lưu dần đông, đang mở ra cơ hội cho các công ty trong lĩnh vực dịch vụ nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng ở một quốc gia có dân số trẻ, hứa hẹn tiềm năng tăng trưởng lâu dài.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã đạt ngưỡng 3.000 USD, các nhà bán lẻ nước ngoài cũng đang mở rộng sự hiện diện của họ tại thị trường này. Trong số các công ty Nhật Bản, chuỗi cửa hàng thời trang Uniqlo đã mở địa điểm đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 12 năm ngoái, và đang mở rộng thêm. 

Nhà điều hành chuỗi bán lẻ thuốc Matsumotokiyoshi Holdings dự kiến sẽ ra mắt tại TP.HCM trong thời gian tới.

Việt Nam ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Reuters
Việt Nam ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Reuters

Một trở ngại đối với việc mở rộng kinh doanh song phương là hạn chế đi lại. Trong khi Tokyo và Hà Nội đã đồng ý mở cửa trở lại theo từng giai đoạn, khách doanh nhân Nhật Bản vẫn phải tự kiểm dịch trong 14 ngày sau khi đến Việt Nam. Nhưng triển vọng cho việc rút ngắn thời gian cách ly vẫn được hy vọng có thể thành hiện thực sớm.

Một CEO tại một công ty thương mại Nhật Bản cho biết: “Các chuyến đi ngắn về cơ bản là không thể bắt đầu trong mọi hoàn cảnh. Điều này đã trở thành một trở ngại cho việc kinh doanh”.

Tàu metro Bến Thành - Suối Tiên của TP.HCM sử dụng sản phẩm Nhật Bản thể hiện sự hợp tác ngày càng cao giữa hai nước. Ảnh: TTXVN 
Tàu metro Bến Thành - Suối Tiên của TP.HCM sử dụng sản phẩm Nhật Bản thể hiện sự hợp tác ngày càng cao giữa hai nước. Ảnh: TTXVN 

Phát biểu tại Tokyo vào ngày 16/10 vừa qua, ông Suga cho biết ông muốn thực hiện chuyến đi đến Đông Nam Á "để cho quốc gia của chúng ta và thế giới thấy rằng Nhật Bản sẽ đóng một vai trò hàng đầu trong hòa bình và thịnh vượng của khu vực”. 

Người tiền nhiệm của ông Suga, cựu Thủ tướng Shinzo Abe, cũng chọn điểm dừng chân đầu tiên của mình là Việt Nam sau khi trở thành thủ tướng lần thứ hai vào năm 2012.

Sau Việt Nam, ông Suga sẽ đến Indonesia và gặp Tổng thống Joko Widodo vào ngày 21/10.

Nhật Bản hiện là nước tài trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư lớn thứ hai và là đối tác du lịch lớn thứ ba, đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 9 tháng năm 2020 đạt 28,6 tỷ USD.

Tổng vốn đầu tư đăng ký của Nhật Bản tại Việt Nam đến tháng 9/2020, đạt 59,87 tỷ USD.

TẤT ĐẠT
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement