Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

CEO Nguyễn Hoàng Linh: MSB không sáp nhập PGBank

Ngân hàng

24/03/2021 12:58

HĐQT trình khóa room ngoại ở 29,88% nhằm thực hiện thủ tục phát hành cổ phiếu quỹ theo chương trình ESOP.

Sáng 24/3, MSB (HoSE: MSB) họp cổ đông thường niên 2021 trình nội dung điều chỉnh giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại MSB từ 30% xuống 29,88% nhằm hoàn thiện các thủ tục cần thiết chuẩn bị cho chào bán cổ phiếu quỹ ra công chúng và chào bán cổ phiếu quỹ theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP). HĐQT được ủy quyền điều chỉnh giới hạn sở hữu nước ngoài về mức 30% sau khi hoàn tất chào bán cổ phần.

Đến 22/2, nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 29,99958% vốn. Cổ đông lớn duy nhất là Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam giữ 6,09% vốn. 

Vừa qua, MSB đã hoàn tất phát hành 82,5 triệu cổ phiếu quỹ ra công chúng, trong đó, hơn 74,6 triệu cổ phiếu được bán với giá 11.500 đồng/cp và gần 7,9 triệu cổ phiếu được bán cho CTCP Đầu tư Phát triển Bất động sản TNR Holdings Việt Nam với giá 12.000 đồng/cp. Ước tính, MSB thu về gần 953 tỷ đồng. Sau đợt phát hành, ngân hàng còn gần 18 triệu cổ phiếu quỹ. 

Chia sẻ về lý do bán cổ phần cho TNR Holdings Việt Nam, ông Nguyễn Hoàng Linh, CEO MSB cho biết cuối năm 2019, MSB đã vận động mua lại cổ phiếu quỹ từ cổ đông hiện hữu, để chào bán cho nhà đầu tư nước ngoài và lên sàn nhưng thị trường không thuận lợi. TNR Holdings Việt Nam đã bán 13 triệu cổ phiếu cho MSB với giá 11.000 đồng/cp. Do đó, trong đợt phát hành cổ phiếu quỹ vừa qua, TNR Holdings Việt Nam được chỉ định mua cổ phiếu, nhằm ghi nhận sự đóng góp của cổ đông này. 

Chia cổ tức 2020 tỷ lệ 30% sau khi phát hành ESOP

HĐQT cũng trình kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 11.750 tỷ đồng lên 15.275 tỷ đồng, thông qua trả cổ tức 2020 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30%. Với cổ tức năm 2021, ngân hàng dự kiến chia tỷ lệ tối thiểu 15%.  

CEO MSB cho biết sau khi hoàn tất phát hành cổ phiếu quỹ theo chương trình ESOP, ngân hàng sẽ chia cổ tức 2020 cho cổ đông, dự tính vào tháng 5-6. 

Trả lời câu hỏi về việc liệu có trường hợp PGBank sáp nhập vào MSB, ông Linh cho biết điều này sẽ không xảy ra dù có một số nhân sự cũ của MSB làm việc tại PGBank. Những lãnh đạo này đều đã chấm dứt hợp đồng lao động với MSB.

Phiên họp thường niên của MSB, sáng 24/3.
Phiên họp thường niên của MSB, sáng 24/3.

Năm 2021, ngân hàng đặt kế hoạch lãi trước thuế 3.280 tỷ đồng, tăng 30% so với năm trước. Tổng tài sản mục tiêu là 190.000 tỷ đồng, tăng 8%. Vốn huy động tại thị trường I (từ tổ chức kinh tế và dân cư) và trái phiếu huy động vốn dự kiến đạt 114.105 tỷ đồng, tăng 15%.

Dư nợ tín dụng (bao gồm dư nợ cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) đặt mục tiêu tăng 25% lên 106.208 tỷ đồng và tùy theo hạn mức được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép theo chính sách điều hành. Nợ xấu đảm bảo kiểm soát dưới 3%. 

Năm 2020, MSB lãi trước thuế hơn 2.523 tỷ đồng, tăng 96% so với năm trước, vượt 75% kế hoạch. Đến 31/12/2020, tổng tài sản ở mức 176.698 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm. Cho vay khách hàng tăng 25%.  Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 2,04% xuống còn 1,96%. Về nguồn vốn, tiền gửi khách hàng tăng 8% so với đầu năm ở mức 87.510 tỷ đồng, phát hành giấy tờ có giá tăng 31% lên 11.711 tỷ đồng. 

MSB là ngân hàng top đầu thị trường về chiến lược sản phẩm, việc này dẫn đến ngân hàng huy động được nguồn vốn giá tốt, đem lại biên lợi nhuận cao, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn (CASA) trên tổng tiền gửi của MSB cao thứ 4 trên thị trường. Tỷ trọng nguồn vốn này của MSB tăng từ 20% ở đầu năm 2020 lên 29% vào cuối năm. Ngân hàng đặt chỉ tiêu CASA đạt mốc 40.000 tỷ đồng năm 2023. 

Năm nay, nhà băng này tiếp tục đẩy mạnh công nghệ, nắm bắt cơ hội từ những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng với trạng thái “bình thường mới”. Theo báo cáo của ban lãnh đạo, các dự án nền tảng sẽ được thực hiện trong năm 2021 nhằm tạo cơ sở cho tăng trưởng. MSB sẽ thiết lập “Nhà máy số” (Digital Factory), số hóa hoạt động ngân hàng, số hóa hành trình trải nghiệm của khách hàng, phát triển ngân hàng số và thay core-banking dựa trên nguồn vốn thu về từ đợt chào bán cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu trong quý I.

Kết thúc đại hội, toàn bộ tờ trình được thông qua. 

Lê Hải
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement