Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

CEO Coface Việt Nam Võ Thị Phương Anh: Giảm rủi ro tín dụng làm tăng giá trị xuất khẩu

Doanh nghiệp

16/05/2019 06:30

Bảo hiểm tín dụng là giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro, góp phần đảm bảo an toàn tài chính, thúc đẩy hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam năm 2018 đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2% tương ứng tăng 28,36 tỷ USD so với năm 2017. Đi kèm với thành công của doanh nghiệp về mặt xuất khẩu là những rủi ro về thanh toán.

Về vấn đề này, bà Võ Thị Phương Anh - CEO Coface Việt Nam Theo cho rằng chúng ta phân loại rủi ro theo nguyên nhân phát sinh ra nó. Trong phạm vi rủi ro thanh toán cho doanh nghiệp xuất khẩu - chúng ta hay nói về rủi ro không thanh toán từ phía người mua (nhà nhập khẩu).

Loại trừ việc không thanh toán do vi phạm các điều kiện điều khoản của hợp đồng (thuộc phạm vi rủi ro thương mại), thì rủi ro lớn nhất cho nhà xuât khẩu là rủi ro tín dụng.

Người mua hoàn toàn có thể không thanh toán do phá sản, do mất khả năng thanh toán, do cố tình trì hoãn thanh toán vì các lý do sức khỏe tài chính,… Trong khi đó thì thông tin tín dụng cũng như các đánh giá phân tích thông tin tài chính và thẩm định được theo đúng chuyên môn tài chính thì không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tự xây dụng cho mình hệ thống quản lý rủi ro tín dụng này.

Về mặt vĩ mô, việc giảm rủi ro tín dụng cũng kích thích việc tăng trưởng xuất khẩu và làm tăng tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam

PV: Để hạn chế các rủi ro về mặt thanh toán, theo bà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải làm gì?

Bà Võ Thị Phương Anh:Xây dựng ý thức đúng đắn về quản lý rủi ro tín dụng là cốt lõi. Doanh nghiệp cần tự xây dựng hệ thống tìm hiểu thu thập thẩm định thông tin tài chính, xây dựng hệ thống quản lý các khoản phải thu, thu hồi công nợ một cách khoa học.

Việc này sẽ đảm bảo được phần nào an toàn trong các giao dịch mua bán, và để thật sự quản lý tốt hơn và bước ra khỏi những vương mắc tồn đọng nợ xấu từ các khoản phải thu , doanh nghiêp thật sự nên cần có giải pháp tài chính đó là bảo hiểm các khoản tín dụng đó.

Doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng và doanh nghiệp nói chung sẽ có thêm điểm cộng về mặt quản lý rủi ro khi tham gia chương trình bảo hiểm tín dụng.

Bà Võ Thị Phương Anh - CEO Coface Việt Nam
Bà Võ Thị Phương Anh - CEO Coface Việt Nam

- Bảo hiểm các khoản phải thu (bảo hiểm tín dụng thương mại, bảo hiểm rủi ro công nợ…) hoạt động như thế nào, phí bảo hiểm ra sao? Nó quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp? 

- Bảo hiểm tín dụng được xem như một giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro, góp phần đảm bảo an toàn tài chính và thúc đẩy hoạt động kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp.

Về cơ bản, bảo hiểm tín dụng bảo hiểm cho những rủi ro về tài chính gây ra bởi một số yếu tố như khách hàng mất khả năng thanh toán, phá sản, tạm ngừng thanh toán, chậm thanh toán,sự kiện chính trị/kinh tế ngăn trở việc thanh toán…

Doanh nghiệp mua bảo hiểm sẽ phải chi trả một khoản phí bảo hiểm để được bảo hiểm cho toàn bộ doanh thu được bảo hiểm. Phi bảo hiểm cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố liên quan như doanh thu, rủi ro ngành, số lượng người mua hàng, thời hạn công nợ, hạn mức được cấp…

Bảo hiểm tín dụng cho doanh nghiệp là rất quan trọng. Bởi doanh nghiệp được bảo vệ trước những rủi ro do khách hàng không trả nợ, giảm rủi ro các khoản nợ xấu, cải thiện dòng tiền, giúp hoạt động kinh doanh đảm bảo và an toàn hơn, cải thiện hiệu quả quản lý tín dụng trong nội bộ doanh nghiệp, nâng cao tính ổn định và tự do thương mại khi các rủi ro đã được bảo hiểm.

Khi doanh nghiệp yên tâm hơn về các khoản phải thu, họ có điều kiện tập trung hơn vào việc cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tái đầu tư mở rộng quy mô.

Theo bà, thị trường bảo hiểm các khoản phải thu ở Việt Nam hiện nay tiềm năng như thế nào? Doanh nghiệp nội địa quan tâm đến loại hình bảo hiểm này như thế nào theo nhận định của bà?  

- Dù doanh thu còn khiêm tốn, nhưng theo nhận định của các doanh nghiệp bảo hiểm đang triển khai sản phẩm bảo hiểm tín dụng thương mại thì nhận thức của nhiều doanh nghiệp về sản phẩm này đã và đang thay đổi theo xu hướng tích cực hơn.

Các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn đánh giá đây là một loại hình bảo hiểm rất tiềm năng, nên vẫn quyết tâm khai thác, dù xác định thời gian để các doanh nghiệp xuất khẩu hiểu hơn về ý nghĩa của sản phẩm không phải là “ngày một ngày hai”.

Doanh nghiệp cần xây dựng ý thức đúng đắn về quản lý rủi ro tín dụng.
Doanh nghiệp cần xây dựng ý thức đúng đắn về quản lý rủi ro tín dụng.

Về phía doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, nhận thức về rủi ro và quản lý rủi ro cũng đã tốt hơn sau nhiều trải nghiệm và quan sát kinh nghiệm của người đi trước. Tuy nhiên, việc quan ngại về chi phí phải trả và hạn chế về kiến thức chuyên môn cũng ít nhiều làm doanh nghiệp Việt Nam do dự khi tham gia chương trình quản lý rủi ro rín dụng.

- Nhận định của bà về thị trường bảo hiểm tín dụng trong những năm tới?

- Thực tế là thị trường sau 10 năm tiên phong, khó khăn nhất ở việc nhận định tiềm năng và đào tạo nguồn lực thì Coface đã không còn đơn độc. Việc góp mặt các tên tuổi khác ở Việt Nam cho thấy tiềm năng lớn của khai thác bảo hiểm tín dụng. Một con số rất khiêm tốn về số lượng doanh nghiệp tham gia bảo hiểm, đặc biệt là các doanh nghiệp, tập doàn trong nước cho thấy có quá nhiều điều cần làm và có thể làm tại thị trường này.

Không khó để nhận ra cam kết của Coface từ những ngày đầu cho đến hôm nay tại thị trường Việt Nam. Với tư cách cá nhân là người gắn bó từ những ngày đầu đó, và với trách nhiệm dẫn dắt Coface Việt Nam tiếp tục cho các nhiệm vụ hiện tại và tương lai, việc cam kết đưa bảo hiểm tín dụng thành một ý thức đúng đắn, một sản phẩm phổ biến, hữu ích cho các doanh nghiệp là cam kết không thay đổi của cá nhân người phụ trách thị trường,của công ty tại Việt Nam và của cả tập đoàn.

“Quản lý rủi ro tín dụng”, “bảo hiểm tín dụng”, “bảo hiểm rủi ro các khoản phải thu” sẽ không còn là các khái niệm lạ lẫm hay mơ hồ mà nó sẽ được thục hiện, thực hành một cách đúng đắn nhất và hiệu quả nhất. Để làm được việc đó, rất cần sự quan tâm và hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước trong việc tuyên truyền, đào tạo và hỗ trợ loại hình bảo hiểm này.

Công ty Coface Việt Nam được thành lập vào tháng 6/2009, nhưng tập đoàn Coface đã có những nền móng và đặt những viên gạch đầu tiên ở thị trường từ 2007, với sự hỗ trợ khá tốt của tập đoàn ở phạm vi khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

2007-2009 là giai đoạn của những đơn bảo hiểm tín dụng mang tính “đầu tiên” nhất tại Việt Nam, mới mẻ cho cả người làm và người sử dụng. Coface đã bắt đầu với đối tác chiến lươc đầu tiên là Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Minh.

Ông Bhupesh Gupta, Giám đốc điều hành Coface Châu Á Thái Bình Dương tham dự lễ kỷ niệm 10 năm tập đoàn này có mặt ở Việt Nam.
Ông Bhupesh Gupta, Giám đốc điều hành Coface Châu Á Thái Bình Dương tham dự lễ kỷ niệm 10 năm tập đoàn này có mặt ở Việt Nam.

Coface Viet Nam chính thức có mặt tại Việt Nam năm 2009, mang trọng trách chính nhất là “làm thị trường”, nghĩa là bằng việc thực hành chuyên môn về quản lý rủi ro tín dụng cho đối tác bảo hiểm, Coface dần dần đưa việc hiểu tầm quan trọng của quản lý rủi ro tín dụng đến các doanh nghiệp trong nước lẫn doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Không những hiểu mà doanh nghiệp còn biết vận dụng vào thực tiễn quản lý rủi ro tài chính.

Năm 2010, với sự quan tâm của Bộ Tài Chính và các cơ quan quản lý nhà nước, Coface tham gia vai trò khá quan trọng trong đề án thí điểm về Bảo hiểm Tín dụng Xuất khẩu (2011-2013) để khuyến khích các DN xuất khẩu mua bảo hiểm và tháo gỡ khó khăn cho DN xuất khẩu.

Và cũng trong năm 2010 Coface xúc  tiến chương trình với đối tác chiến lược thứ 2 tại thị trường Việt Nam - công ty Bảo Hiểm Liên Hiệp UIC. Và sau đó 4 năm là đối tác thứ 3 trên thị trường là công ty bảo hiểm PVI thuộc tập đoàn PVI.

M.N
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement