Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Căng thẳng Iran và EU có nguy cơ leo thang

Vĩ mô

15/01/2020 17:26

Anh, Pháp và Đức ngày 14/11 chính thức cáo buộc Iran vi phạm thỏa thuận hạt nhân ký vào năm 2015 nhăm kiềm chế chương trình hạt nhân của Tehran.

Anh, Pháp và Đức ngày 14/11 chính thức cáo buộc Iran vi phạm thỏa thuận ký vào năm 2015 nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của Tehran. Theo hãng tin Reuters, động thái của ba cường quốc châu Âu có thể dẫn tới việc tái áp các biện pháp trừng phạt của Liên hiệp quốc mà Tehran đã được dỡ theo thỏa thuận này.

London, Paris và Berlin nói rằng họ đang hành động nhằm tránh một cuộc khủng hoảng phổ biến hạt nhân trong lúc căng thẳng đã tăng cao ở khu vực Trung Đông. Ba nước đã kích hoạt cơ chế tranh chấp của thỏa thuận, đồng nghĩa với cáo buộc Iran vi phạm các điều khoản của thỏa thuận.

Nga, một thành viên khác của thỏa thuận hạt nhan Iran, nói rằng không có cơ sở nào để kích hoạt cơ chế này, còn Tehran thì nói động thái của ba nước châu Âu là một "sai lầm chiến lược".

Thỏa thuận hạt nhân Iran có sự tham gia của 6 cường quốc, trong đó có cả Mỹ và Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận vào năm 2018 và tái áp các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ lên Iran, cho rằng đây là một thỏa thuận tồi và muốn tìm kiếm một thỏa thuận tốt hơn cho Washington.

Sau khi Mỹ rút lui, các nước còn lại tiếp tục duy trì thỏa thuận với Iran cho tới hiện nay. Anh, Pháp và Đức nói họ vẫn muốn thỏa thuận hạt nhân với Iran đạt tới thành công và ba nước sẽ không tham gia vào chiến dịch "gây sức ép tối đa" lên Iran mà Mỹ đang theo đuổi.

Cờ Iran ở trụ sở Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) ở Vienna, Áo, hôm 10/7/2019 - Ảnh: Reuters.
Cờ Iran ở trụ sở Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) ở Vienna, Áo, hôm 10/7/2019 - Ảnh: Reuters.

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran đã leo thang mạnh kể từ khi ông Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân và tái áp trừng phạt lên Iran.

Ba nước châu Âu ra sức giữ thỏa thuận bằng cách thuyết phục Iran rằng họ sẽ tìm được cách để Iran hưởng các lợi ích kinh tế từ thỏa thuận. Tuy nhiên, Iran tỏ ra mất kiên nhẫn khi châu Âu không thực thi được lời hứa này, trong khi lệnh trừng phạt của Mỹ khiến nền kinh tế nước này chìm sâu vào suy thoái.

Gần đây, Iran và Mỹ thiếu chút nữa rơi vào một cuộc xung đột quân sự trực tiếp ở Trung Đông, sau khi Mỹ không kích chết một vị tướng Iran và Tehran đáp trả bằng cuộc tấn công tên lửa vào hai căn cứ Mỹ ở Iraq. Tuy nhiên, tình hình đã dịu đi sau khi cả hai bên đều phát tín hiệu không muốn đẩy căng thẳng lên cao hơn.

Luôn phủ nhận mục tiêu chương trình hạt nhân của mình là tạo ra vũ khí, Iran đã giảm dần cam kết trong thỏa thuận hạt nhân kể từ khi Mỹ rút lui, bao gồm nâng cấp độ làm giàu hạt nhân, tăng tích trữ hạt nhân đã được làm giàu. Tehran nói việc Mỹ rút lui là cơ sở để họ cắt giảm cam kết.

“Chúng tôi không chấp nhận lập luận Iran có quyền giảm tuân thủ JCPOA. Anh, Pháp, Đức không tham gia chiến dịch gây sức ép tối đa lên Iran mà chúng tôi hy vọng họ tuân thủ đầy đủ trở lại”, ba cường quốc châu Âu đưa ra tuyên bố chung ngày 14/1.

Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif chỉ trích động thái trên: “Sử dụng cơ chế tranh chấp thật vô căn cứ về pháp lý và là sai lầm chiến lược về chính trị”. Còn Bộ Ngoại giao Nga lưu ý làm vậy ảnh hưởng đến khả năng tái tuân thủ JCPOA.

Người phát ngôn Abbas Mousavi của Bộ Ngoại giao Iran cáo buộc ba nước châu Âu "hoàn toàn bị động" trong việc bảo vệ nền kinh tế Iran khỏi lệnh trừng phạt của Mỹ.

Ở phía Mỹ, đặc phái viên vấn đề Iran Brian Hook khẳng định sẽ cùng Anh, Pháp, Đức cô lập chính quyền Tehran trên mặt trận ngoại giao. Trong khi đó Israel - đồng minh Mỹ tại Trung Đông đồng thời là đối thủ lớn của Iran - kêu gọi phương Tây nhanh chóng khôi phục trừng phạt Liên hợp quốc.

Iran vào năm 2015 ký kết JCPOA với Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức. Theo đó nếu từ bỏ tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân thì quốc gia Trung Đông này đổi lại được quốc tế dỡ bỏ trừng phạt tài chính kinh tế. Năm 2018, Mỹ rút khỏi thỏa thuận.

Trong năm 2019, chính quyền Tehran lần lượt ngừng thực hiện một số cam kết hòng gây sức ép buộc châu Âu giúp họ vượt qua trừng phạt Mỹ. Đến ngày 6/1, Tổng thống Hassan Rouhani tuyên bố chấm dứt tuân thủ JCPOA như biện pháp đáp trả vụ sát hại tướng Qasem Soleimani.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement