Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cả ngày đối thoại, Grab vẫn quyết đẩy mức chiết khấu cao ngất về phía tài xế, bắt người dùng chịu cước phí tăng

Trong buổi đối thoại ngày 10/12, Grab khẳng định hãng và đối tác tài xế "ngồi chung một con thuyền" nhưng vẫn giữ nguyên mức chiết khấu VAT đặt ra từ trước.

Sáng 10/12, một cuộc đối thoại giữa đại diện các tài xế và Grab Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội. Chiều cùng ngày, buổi đối thoại tương tự tại TP.HCM. Cuộc đối thoại nhằm giải tỏa các bức xúc của cộng đồng tài xế về việc tăng chiết khấu của Grab đối với các chuyến xe kể từ ngày 5/12 mà Grab cho là làm theo quy định của Nghị định 126.

Trong buổi đối thoại, bà Nguyễn Thái Hải Vân, CEO Grab Việt Nam, cho rằng 2020 là một năm đáng tiếc với các tài xế, khi nhiều thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng tới đội ngũ đối tác.

Đặc biệt, thời điểm này thị trường đang bước vào mùa cuối năm, cơ hội để xây dựng thị trường, để người tiêu dùng sử dụng Grab nhiều hơn, nhưng Grab lại không có thời gian để tập trung xây dựng thị trường mà chỉ tập trung theo đuổi việc thực thi Nghị định 126.

Sau khi chính sách mới về thuế VAT theo Nghị định 126 được áp dụng vào ngày 5/12, nhiều tài xế đã phải bỏ công việc nhiều ngày nay để đòi quyền lợi cho cộng đồng tài xế. Bà Vân khẳng định, Grab đang tìm mọi cách để giải quyết vấn đề một cách suôn sẻ.

Các tài xế công nghệ tập trung trước trụ sở của Grab tại TP.HCM để chờ kết quả từ cuộc đối thoại. Ảnh: Đinh Hữu Trọng.
Các tài xế công nghệ tập trung trước trụ sở của Grab tại TP.HCM để chờ kết quả từ cuộc đối thoại. Ảnh: Đinh Hữu Trọng.

Chia sẻ với báo chí, bà Nguyễn Thái Hải Vân cho biết: "Grab và các đối tác tài xế ngồi chung một con thuyền. Nếu các anh có cuốc xe thì Grab mới có doanh thu. Việc tìm kiếm doanh thu của Grab và tài xế là cùng một con đường".

Tại buổi đối thoại, các tài xế kiến nghị Grab phải bóc tách phương án tính thuế VAT, không được cộng dồn lên mức chiết khấu hơn 27,2%. Vì "thuế VAT là áp lên khách hàng, tại sao lại áp 10% lên tài xế?".

Đại diện Grab cho rằng việc áp thuế VAT sẽ ảnh hưởng đến cả 3 bên, gồm Grab, đối tác và khách hàng. Do đó, tính toán và áp thuế phải hợp lý để đảm bảo quyền lợi giữa 3 bên. Nếu dồn hết lên khách hàng thì khách hàng sẽ bỏ không tiếp tục sử dụng ứng dụng.

Do đó, khi Nghị định 126 có hiệu lực từ ngày 5/12, Grab đã điều chỉnh giá cước cho tất cả các dịch vụ. Dù các đối tác tài xế vẫn bị thiệt thòi, nhưng đại diện doanh nghiệp này cho rằng, các tài xế cần biết “nếu chúng ta tăng giá quá cao, khách hàng sẽ không sử dụng chúng ta nhiều”.

"Grab đã chuyển sự hỗ trợ lên các tài xế bằng các cách khác. Grab linh động về giá, hỗ trợ bảo vệ qua các chương trình gắn kết và các hoạt động khác", Vietnamnet trích lời của đại diện Grab.

Hãng xe công nghệ cho hay, công ty đang đẩy mạnh ngân sách nhằm làm tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng. Vì nhu cầu của khách không tăng trưởng, đối tác tài xế cũng không có được các cuốc xe và không có được thu nhập ổn định.

Kết thúc buổi đối thoại, Grab khẳng định vẫn tiếp tục tuân thủ Nghị định 126 theo đúng pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, việc áp dụng Nghị định 126 trong thực tế còn nhiều bất cập, do đó công ty sẽ làm việc chặt chẽ với cơ quan quản lý để làm rõ hơn cách thực hiện Nghị định.

Bà Hải Vân cho biết, Grab sẽ hoàn trả VAT cho tài xế nếu cơ quan chức năng có văn bản hướng dẫn chính thức, điều chỉnh hợp lý hơn. Còn hiện tại, Grab vẫn giữ nguyên tỷ lệ khấu trừ hơn 27,2% (áp dụng từ 5/12) với tài xế GrabBike trên mỗi chuyến xe.

Sau nhiều ngày phản đối và buổi đối thoại hôm nay, 10/12, tài xế Grab vẫn không thể đòi được quyền lợi vì Grab quyết giữ nguyên chiết khấu mới cao ngất. Ảnh: PLO
Sau nhiều ngày phản đối và buổi đối thoại hôm nay, 10/12, tài xế Grab vẫn không thể đòi được quyền lợi vì Grab quyết giữ nguyên chiết khấu mới cao ngất. Ảnh: PLO

Theo tính toán của VnExpress, với việc tăng 5% giá cước, tăng mức khấu trừ với tài xế lên 27,27% để thực hiện Nghị định 126, ngân sách Nhà nước sẽ tăng thu được 1-3,7 lần so với trước, nhưng phần chênh lệch này được Grab đẩy sang khách hàng và tài xế. Khách hàng sẽ phải trả cước nhiều hơn trong khi thu nhập tài xế nhận về sẽ giảm 1,5-4,5%.

Trong buổi làm việc chiều 9/12 với Grab, Cơ quan thuế khẳng định Grab được xác định là đơn vị hoạt động kinh doanh vận tải, do giữ vai trò quyết định về giá cước, chính sách với khách hàng, đơn vị này cũng chịu trách nhiệm giao dịch với khách hàng. Do vậy, Grab phải có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ về pháp lý trong mọi lĩnh vực, bao gồm nghĩa vụ thuế với cơ quan nhà nước, nghĩa vụ với khách hàng và các vấn đề liên quan đến tư pháp, nếu có.

Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ, vừa và hộ kinh doanh cá nhân, thuộc Tổng cục Thuế khẳng định quy định tại Nghị định 126 không làm tăng nghĩa vụ của cá nhân tài xế, không làm tăng giá cước vận tải, do mức thuế giá trị gia tăng 10% áp dụng với dịch vụ vận tải không thay đổi.

Cụ thể, các tổ chức kinh doanh có hợp tác với cá nhân sẽ phải kê khai thuế giá trị gia tăng và xuất hoá đơn trên toàn bộ doanh thu, theo quy định về thuế suất và khai thuế của tổ chức.

Tổ chức chỉ khấu trừ và khai thay, nộp thay cho cá nhân đối với thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế, không phân biệt hình thức phân chia khoản tiền thu được giữa tổ chức và cá nhân.

Như vậy, các tài xế công nghệ có doanh thu trên 100 triệu đồng mỗi năm chỉ phải đóng khoản thuế thu nhập cá nhân với mức 1,5% tính trên tổng doanh thu. Còn Grab phải có trách nhiệm điều chỉnh lại cơ cấu giá tính thuế để đảm bảo không ảnh hướng đến người tiêu dùng và tài xế.

Cơ quan thuế cho biết thêm Grab cho rằng do tác động của Nghị định 126/2020 dẫn tới phải điều chỉnh tăng giá cước từ 8% đến 18% với từng loại hình dịch vụ và ở từng khu vực khác nhau, đồng thời giảm tỷ lệ chia cho tài xế 7% là không đúng.

Sau khi Nghị định 126 có hiệu lực ngày 5/12, Grab cũng ngay lập tức tăng tỷ lệ chiết khấu tính trên doanh thu cuốc xe đối với đối tác tài xế.

Theo đó, tỷ lệ chiết khấu tính trên doanh thu cuốc xe đối với đối tác tài xế GrabBike từ 20% lên 27,273%. Đối với tài xế GrabCar, chiết khấu trên mỗi chuyến xe tăng từ 23,6% lên 28,364% với tài xế trước đây chịu phí ứng dụng 20%, và tăng từ 28,375% lên 32,841% đối với tài xế chịu phí sử dụng ứng dụng 25%.

Grab cũng thông báo điều chỉnh tăng giá cước GrabBike cơ bản trên toàn quốc ở mức 6% để bù mức thuế VAT. Cụ thể, giá cước của GrabBike tính trên mỗi km (sau 2 km đầu tiên) tăng từ 3.400 đồng/km lên 4.000 đồng/km, giá cước tính theo thời gian di chuyển (sau 2 km đầu tiên) tăng từ 300 đồng/phút lên 350 đồng/phút.

Việc tăng cước để bù vào mức tăng thuế sẽ làm giảm thu nhập của tài xế GrabBike khoảng 1-2%/năm. Do đó, ngày 7/12, nhiều tài xế Grab đã tắt ứng dụng, tập trung tại văn phòng của Grab tại Hà Nội và TP.HCM để phản đối chính sách mới của doanh nghiệp này.

Ngày 9/12, Grab làm việc với Tổng cục Thuế để làm rõ về cách tính thuế VAT theo Nghị định 126 nhưng cả hai bên không đạt được sự đồng thuận.

Ngày 10/12, đại diện Grab đã có buổi đối thoại với các đối tác tài xế về mức chiết khấu thuế VAT mới. Tuy nhiên, sau buổi đối thoại, Grab vẫn giữ nguyên tỷ lệ khấu trừ đã đặt ra từ trước.

NHẬT SANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement