Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bộ Xây dựng: Đang rất thiếu nhà giá rẻ

Bộ Xây dựng đánh giá mục tiêu phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 5 năm qua mới đạt chưa được 50% mục tiêu đề ra. Nhà thương mại giá rẻ cũng đang thiếu gay gắt.

Chiều 26/12, Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 5 năm 2016-2020 và định hướng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện 5 năm 2021-2025 và năm 2021. Tới dự có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo nhiều bộ, ngành, địa phương.

Trong phần báo cáo khoảng 30 phút, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết thị trường bất động sản vẫn đang cơ bản được kiểm soát, chưa có dấu hiệu cực đoan lớn. Cùng với đó, phân khúc nhà ở xã hội đang thiếu nguồn cung gay gắt.

Doanh nghiệp vẫn tập trung làm bất động sản cao cấp

Về chương trình phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, công nhân khu công nghiệp, Bộ Xây dựng cho biết cả nước đã hoàn thành 249 dự án, quy mô xây dựng khoảng 104.200 căn hộ, với tổng diện tích khoảng 5.210.000 m2. Hiện tại, đang tiếp tục triển khai 264 dự án, quy mô xây dựng khoảng 219.000 căn hộ, với tổng diện tích khoảng 10.950.000 m2 sàn.

Bộ Xây dựng cho biết giai đoạn 2016-2020 đã không xuất hiện các hiện tượng cực đoan như phát triển nóng hoặc trầm lắng. Ảnh: Quỳnh Danh.
Bộ Xây dựng cho biết giai đoạn 2016-2020 đã không xuất hiện các hiện tượng cực đoan như phát triển nóng hoặc trầm lắng. Ảnh: Quỳnh Danh.

Tuy nhiên, với tổng diện tích hơn 5,21 triệu m2 nhà ở xã hội đã xây dựng thì mới chỉ đạt được khoảng 41,7% so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 (12,5 triệu m2).

Do đó, Bộ Xây dựng nhấn mạnh cơ cấu sản phẩm bất động sản đang chưa hợp lý, thiếu gay gắt nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp. Lý giải, Bộ này cho rằng cơ chế chính sách phát triển nhà ở nói chung và nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh, có một số điểm chưa phù hợp với cơ chế thị trường, chưa khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

Trong khi đó, hiện tại vấn đề đặt ra là định chế tài chính chưa đầy đủ; một số cơ chế chính sách về thuế, tín dụng, đất đai còn bất cập ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực cho thị trường.

Trong khi đó, có biểu hiện dư cung ở một số phân khúc bất động sản cao cấp, rất thiếu phân khúc nhà ở thương mại giá thấp và nhà ở xã hội. Một số doanh nghiệp vẫn tập trung đầu tư vào các loại hình bất động sản cao cấp, bất động sản nghỉ dưỡng, chưa coi trọng đầu tư vào phân khúc nhà ở bình dân giá rẻ, nhà ở cho thuê, nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu cho đại bộ phận người dân còn hạn chế về thu nhập, nhất là ở các đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế.

Thị trường bất động sản chưa có bất thường

Đánh giá chung về thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho rằng cơ bản được kiểm soát, tiếp tục tăng trưởng, chưa có dấu hiệu bất thường, cực đoan lớn.

Theo Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản ngày càng phát triển mở rộng cả về quy mô vốn, loại hình, số lượng dự án, quy mô dự án và chất lượng dự án; cơ cấu sản phẩm đa dạng, đáp ứng yêu cầu thị trường, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Giai đoạn 2016-2020 đã không xuất hiện các hiện tượng cực đoan như phát triển nóng hoặc trầm lắng, đóng băng, chỉ xuất hiện tình trạng sốt giá cục bộ ở một số phân khúc và một số địa phương nhưng đã được kiểm soát kịp thời.

Một dự án nhà ở tại TP.HCM. Ảnh: Lê Quân.
Một dự án nhà ở tại TP.HCM. Ảnh: Lê Quân.

“Lần đầu tiên trong gần 6 năm liền thị trường bất động sản phát triển ổn định, không có hiện tượng phát triển nóng, 'bong bóng' hoặc trầm lắng, suy thoái, đóng góp quan trọng vào mục tiêu về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ”, báo cáo nêu.

Đặc biệt năm 2020, trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nhưng thị trường bất động sản chưa ở trạng thái “trầm lắng”, “đóng băng” toàn diện mà chỉ giảm phát ở một số phân khúc như nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp, văn phòng cho thuê. Đến cuối năm 2020, thị trường đã có dấu hiệu phục hồi, phát triển ở một số phân khúc như bất động sản công nghiệp, nhà ở giá thấp.

Bộ Xây dựng cũng đã đôn đốc các địa phương báo cáo tình hình phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản; kiểm tra tình hình thực hiện dự án bất động sản cao cấp, sử dụng nhiều diện tích đất tại các địa phương trọng điểm. Bộ cũng đề xuất các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, “thổi giá”, “làm giá” để lừa đảo, trục lợi; triển khai phần mềm sử dụng chung để kết nối, tích hợp, cập nhật số liệu, dữ liệu vào hệ thống thông tin nhà ở và thị trường bất động sản.

Về công tác cải tạo chung cư cũ, hiện nay cả nước có khoảng 2.500 khối nhà chung cư cũ (tương đương khoảng hơn 3 triệu m2 sàn) được xây dựng từ trước năm 1994 với hơn 100.000 hộ dân đang sinh sống. Hiện có khoảng trên 600/2.500 nhà chung cư nguy hiểm, hư hỏng nặng, tập trung chủ yếu tại Hà Nội và TP.HCM.

Bộ này cho biết đang đôn đốc các địa phương đẩy nhanh việc rà soát, đánh giá nhà chung cư cũ và thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ thuộc diện hư hỏng nặng, nguy hiểm. Tuy nhiên, nhìn chung việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ vẫn thực hiện rất chậm .

HIẾU CÔNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement