Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bộ Tài chính Mỹ nói Việt Nam cố tình hạ giá tiền Đồng

Kinh tế thế giới

26/08/2020 18:40

Việt Nam bị Bộ Tài chính Mỹ xác định cố tình định giá tiền đồng thấp hơn so với tỷ giá hối đoái thực tế khoảng 1.090 đồng.

Reuters đưa tin, Bộ Tài chính Mỹ đã xác định rằng đồng tiền của Việt Nam đã cố tình bị định giá thấp hơn vào năm 2019 khoảng 4,7% so với đồng USD. Kết luận này nằm trong một báo cáo đánh giá định giá tiền tệ mới được gửi cho Bộ Thương mại Mỹ vào cuối ngày 25/8.

Trong đánh giá liên quan đến cuộc điều tra chống trợ cấp của Bộ Thương mại Mỹ đối với việc nhập khẩu lốp xe từ Việt Nam, Bộ Tài chính Mỹ cho biết việc định giá thấp Việt Nam đồng là đến từ “hành động của chính phủ Việt Nam về tỷ giá hối đoái”.

Bộ Tài chính Mỹ chỉ rõ, trong năm 2019, Việt Nam đã mua ròng 22 tỷ USD ngoại hối thông qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Điều này đã làm giảm giá tiền đồng từ 3,5% đến 4,8%.

Theo Bộ Tài chính Mỹ, việc mua USD của Việt Nam khiến tỷ giá hối đoái tiền đồng, vốn ở mức 1 USD đổi được 23.224 đồng vào năm 2019, về mức 1 USD đổi được 24.314 đồng. Tỷ giá này thấp hơn khoảng 1.090 đồng so với mức phù hợp với tỷ giá hối đoái thực tế.

Mỹ cho rằng Việt Nam cố tình hạ tỷ giá khoảng 1.090 đồng so với thực tế. Ảnh: VnEconomy
Mỹ cho rằng Việt Nam cố tình hạ tỷ giá khoảng 1.090 đồng so với thực tế. Ảnh: VnEconomy

Bản đánh giá được Bộ Tài chính ban hành theo quy định mới của Mỹ cho phép Bộ Thương mại coi việc định giá thấp cho tiền tệ của một nước là một yếu tố để xác định thuế đối kháng đối với một đối tác thương mại.

Quyết định này cũng có thể làm tăng khả năng Bộ Tài chính Mỹ chỉ định Việt Nam là “nước thao túng tiền tệ” khi phát hành báo cáo tiền tệ bán niên vốn đã bị trì hoãn từ lâu. Việc chỉ định như vậy sẽ yêu cầu Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin tiến hành tổ chức các cuộc tham vấn song phương với Hà Nội để cố gắng khắc phục tình hình.

Hồi tháng 1/2020, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần giám sát về chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối. Tuy nhiên, báo cáo này kết luận Việt Nam không thao túng tiền tệ.

Trước đó, trong Báo cáo tháng 5/2019, lần đầu tiên Việt Nam trở thành một trong 9 quốc gia nằm trong danh sách giám sát do đáp ứng hai tiêu chí về thặng dư thương mại song phương với Mỹ và thặng dư cán cân vãng lai.

Báo cáo này nêu rõ khi một quốc gia có tên trong danh sách giám sát, quốc gia này sẽ tiếp tục được theo dõi trong 2 kỳ Báo cáo tiếp theo. Do đó, tại Báo cáo tháng 1/2020, Việt Nam tiếp tục nằm trong danh sách giám sát.

  Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của lốp xe Việt Nam, chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này. Ảnh: Tạp chí Công Thương

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của lốp xe Việt Nam, chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này. Ảnh: Tạp chí Công Thương

Theo quy định của Đạo luật Xúc tiến và tăng cường thương mại năm 2015 của Mỹ, Bộ Tài chính nước này cần thực hiện phân tích nâng cao về chính sách tỷ giá và kinh tế đối ngoại của các đối tác thương mại lớn thỏa mãn các tiêu chí về thặng dự thương mại song phương với Mỹ, thặng dư cán cân vãng lai và can thiệp ngoại tệ.

Các tiêu chí này đã được lượng hóa cụ thể tại Báo cáo tháng 1/2020 như sau: Thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Hoa Kỳ ít nhất 20 tỷ USD; Thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP; Can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, Việt Nam chỉ đáp ứng một tiêu chí về thặng dư thương mại song phương. Cụ thể, thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Hoa Kỳ đang là 47 tỷ USD. Còn lại, thặng dư cán cân vãng lai của Việt Nam chỉ tương đương 1,7% GDP; Can thiệp mua ròng trên thị trường ngoại tệ tương đương 0,8% GDP.

TẤT ĐẠT
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement