Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Biến thể Omicron - 'Chướng ngại vật' tăng trưởng toàn cầu

Kinh tế thế giới

27/01/2022 07:39

Sự tác động của biến thể Omicron là nguyên nhân cản đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc trong năm 2022.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm nay do các ca nhiễm COVID-19 gia tăng, sự gián đoạn chuỗi cung ứng và lạm phát cao đã cản trở sự phục hồi kinh tế.

Theo IMF, biến chủng Omicron là “chướng ngại vật” làm kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, đặc biệt là ở hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc.

Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới được công bố ngày 25/1, IMF dự kiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ suy yếu, từ 5,9% vào năm 2021 xuống còn 4,4% vào năm 2022, giảm 0,5% so với dự báo đưa ra hồi tháng 10/2021.

“Nền kinh tế toàn cầu bước vào năm 2022 ở một vị trí yếu hơn so với dự kiến trước đây”, báo cáo nêu rõ, đồng thời nhấn mạnh những bất ngờ như sự xuất hiện của biến chủng Omicron có nguy cơ cản trở con đường phục hồi của kinh tế toàn cầu.

IMF cũng cho rằng, giá năng lượng tăng và gián đoạn nguồn cung đã dẫn đến lạm phát cao hơn và trên diện rộng hơn so với dự đoán.

IMF cho biết nền kinh tế toàn cầu sẽ mở rộng dự đoán 4,4% trong năm nay trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới. Con số này giảm so với mức ước tính 5,9% vào năm 2021 và giảm một nửa điểm phần trăm so với dự báo cuối cùng vào tháng 10.

im-473248.jpg
IMF ước tính thiệt hại kinh tế do gián đoạn chuỗi cung ứng đã rất lớn. Ảnh: AP

Mức giảm sẽ còn mạnh hơn ở Mỹ, 4% trong năm tới, hạ 1,2 điểm phần trăm so với ước tính tháng 10 — mức giảm lớn nhất đối với bất kỳ quốc gia lớn nào hoặc nhóm quốc gia lớn nào mà IMF đưa ra dự báo.

Khi giải thích về sự tụt hạng của Mỹ, bà Gita Gopinath của IMF đã trích dẫn sự tiếp tục bất ngờ của lạm phát cao. Bà nói rằng kích thích liên bang lớn sẽ dẫn đến giá cả tăng, nhưng sự gián đoạn chuỗi cung ứng liên tục là điều đã đẩy các con số lên mức cao nhất trong một thế hệ.

Bà Gopinath, cựu nhà kinh tế trưởng của IMF, người đã nhận công việc mới là phó giám đốc điều hành tuần trước, cho biết: “Bạn có thể mong đợi lạm phát cao hơn nhưng không phải là loại con số mà chúng ta đang thấy ở thời điểm này.

Theo một báo cáo trước đó của Bộ Lao động, lạm phát của Mỹ đạt mức 7% trong tháng 12 , mức cao nhất kể từ năm 1982.

Bà Gopinath cho biết có thể cần thời gian để tình hình lạm phát và chuỗi cung ứng được cải thiện.

“Triển vọng của ngành là sự gián đoạn nguồn cung phần lớn sẽ vẫn tăng cho đến giữa năm nay, và sau đó sẽ dần dần được cải thiện,” bà nói.

Lực cản lớn nhất đối với triển vọng toàn cầu là sự tăng trưởng chậm lại ở Mỹ và Trung Quốc, bao gồm nhiều yếu tố ngoài tác động của đại dịch COVID-19.

Việc kế hoạch chi tiêu xã hội khổng lồ của Tổng thống Mỹ Joe Biden bị đình trệ tại Quốc hội, hay những khó khăn trong chuỗi cung ứng bao vây cộng đồng doanh nghiệp Mỹ đã khiến IMF dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ chỉ ở mức 4% trong năm nay, thấp hơn 1,2% so với mức dự báo trước đó.

Trong khi đó, các đợt phong tỏa để ngăn ngừa sự lây lan của dịch COVID-19 ở Trung Quốc đã khiến sức tiêu dùng cá nhân giảm cùng những thách thức trong lĩnh vực bất động sản dự báo sẽ “ghìm” tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới giảm 0,8%, xuống còn 4,8% trong năm 2022.

sanxuat.jpg
Do Trung Quốc sử dụng các biện pháp phong tỏa để ngăn ngừa sự lây lan của dịch Covid-19, IMF đã giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay xuống còn 4,8%.

Theo IMF, tình trạng gián đoạn liên quan đến chính sách "Zero COVID" và cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản là những yếu tố khiến tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chững lại.

Ngoài Mỹ và Trung Quốc, IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng của một số nền kinh tế lớn khác như Đức giảm 0,8%. Brazil và Mexico cùng mức giảm 1,2%.

Tuy nhiên, IMF lại có đánh giác lạc quan đối với kinh tế Ấn Độ khi dự báo tốc độ tăng trưởng nước này tăng 0,5%, lên mức 9% trong năm 2022.

Sự lây lan nhanh chóng của biến chủng Omicron đã dẫn đến các hạn chế mới về di chuyển ở nhiều quốc gia và gia tăng tình trạng thiếu hụt lao động, chưa kể tình trạng gián đoạn nguồn cung đang thúc đẩy lạm phát leo thang.

Theo IMF, Omicron dự kiến sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế trong quý I/2022, sau đó sẽ giảm bớt, vì biến chủng này được đánh giá ít gây nguy hiểm hơn biến chủng Delta.

Báo cáo của IMF cũng đánh giá triển vọng kinh tế thế giới năm 2023 tích cực, nhưng chưa đủ để bù đắp cho sự sụt giảm trong năm 2022. Tăng trưởng toàn cầu của cả năm 2022 và 2023 dự kiến thấp hơn 0,3% so với dự báo trước đó.

Bên cạnh đó, dù các nền kinh tế đang tiếp tục phục hồi sau cú sốc của đại dịch, nhưng IMF nhận định, tốc độ phục hồi có sự khác biệt lớn giữa nhóm các nước giàu và nhóm các nước nghèo. Trong khi các nền kinh tế lớn được dự báo sẽ quay trở lại xu hướng trước đại dịch trong năm nay, một số thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến tỷ lệ bao phủ vaccine thấp và gánh nặng nợ.

Do vậy, IMF một lần nữa nhấn mạnh rằng, việc kiểm soát đại dịch là rất quan trọng đối với triển vọng kinh tế thế giới. Các quốc gia phải bảo đảm khả năng tiếp cận vắc xin phòng COVID-19, xét nghiệm và có phương pháp điều trị để giảm nguy cơ mắc các biến chủng COVID-19 nguy hiểm hơn, bởi nếu không, vi rút SARS-CoV-2 sẽ có nhiều khả năng đột biến hơn nữa và mở rộng phạm vi ảnh hưởng toàn cầu.

NGỌC CHÂU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement