Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bí quyết khỏe, vui trong kỳ nghỉ lễ

Sức khỏe

21/04/2021 07:58

Vào các kỳ nghỉ lễ kéo dài, nhiều gia đình chọn lựa đi du lịch. Làm sao để có một chuyến đi trọn vẹn? Hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây để có một kỳ nghỉ khỏe mạnh - an toàn.

Đừng để ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa làm phiền

Ngộ độc thực phẩm (NĐTP), rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy chính là “sát thủ” của những cuộc vui. Với khách du lịch, do ăn uống tại các hàng quán, ăn phải thức ăn ôi thiu, nhiễm khuẩn, không đảm bảo vệ sinh... sẽ dẫn đến tình trạng NĐTP hoặc rối loạn tiêu hóa, nặng hơn là tiêu chảy. Một yếu tố khiến tình trạng NĐTP tăng cao vào dịp này, đó chính là thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao là điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn phát triển mạnh.

Khi đi du lịch, cần lựa chọn hàng quán sạch sẽ, vệ sinh, đồ ăn tươi ngon. Chọn lựa nguồn gốc thực phẩm rõ ràng (nhà hàng, khách sạn) là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Hạn chế ăn những đồ ăn lề đường, bán hàng rong.

Ngoài ra, để phòng mắc bệnh lây qua đường tiêu hóa, hãy thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, trước khi bế ẵm hoặc cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ...

Ăn chín, uống chín. Sử dụng nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt. Chỉ sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng; Không ăn thịt và các sản phẩm từ gia súc, gia cầm mắc bệnh, ốm chết.

Không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi chưa được khử trùng. Không dùng chung các vật dụng cá nhân như: bàn chải, khăn ăn, khăn tay,... Biện pháp này sẽ phòng được nguy cơ lây truyền bệnh đường hô hấp, tay chân miệng đang rất phổ biến ở thời điểm giao mùa hiện nay.

Nên thực hiện theo khuyến cáo của các chuyên gia để có kỳ nghỉ an toàn.

Nên thực hiện theo khuyến cáo của các chuyên gia để có kỳ nghỉ an toàn.

Bia rượu - uống chừng mực

Theo khuyến cáo, người dân không lạm dụng rượu, bia và các đồ uống có cồn khác. Nếu uống rượu bia chỉ nên uống dưới 2 đơn vị cồn/ngày với nam giới, dưới 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá 5 ngày trong 1 tuần. 1 đơn vị cồn tương đương 10gram cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống. Như vậy 1 đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai/lon bia 330ml (5%); 1 cốc bia hơi 330ml; 1 ly rượu vang 100ml (13,5%); hoặc 1 chén rượu mạnh 30ml (40%).

Khi đã uống bia rượu, tuyệt đối không điều khiển phương tiện cơ giới, vận hành máy móc. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người đang điều trị thuốc có phản ứng với cồn, có các tình trạng bệnh lý mà rượu bia làm cho bệnh nặng lên thì tuyệt đối không sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác.

Khi đi lại, lái xe trên đường, hãy chú ý đi đúng tốc độ, đi đúng luật giao thông, đội mũ bảo hiểm để giảm nguy cơ tai nạn.

Phòng chống đuối nước, chuột rút

Khi đi du lịch, tắm biển là một trong những hoạt động được nhiều gia đình ưa thích. Tuy nhiên, tắm biển, ao hồ cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, nhất là những vụ chết đuối, ngạt nước, chuột rút ở cả người lớn và trẻ em.

Để tránh những trường hợp không mong muốn này, khi tắm biển, nên chọn bãi tắm có lực lượng cứu hộ. Khi có chuyện bất trắc xảy ra, họ sẽ là người phát hiện và cứu bạn thoát khỏi nguy hiểm. Thông thường, tại các bãi tắm luôn có cờ cảnh báo, vì vậy, trước khi xuống tắm, hãy chú ý tránh xa khu vực có cảnh báo nguy hiểm.

Để đảm bảo an toàn, nên đi bơi cùng ít nhất 1-2 người khác để có thể hỗ trợ nhau khi có sự cố. Nếu không may gặp phải dòng chảy xa bờ thì không nên cố bơi ngược trở lại mà tiếp tục bơi song song với bờ biển cho đến khi gặp con sóng từ ngoài đánh vào và đưa lại gần bờ.

Đối với những người không biết bơi, hoặc đã đuối sức, không đủ thể lực để thoát khỏi dòng ngược, hãy cố gắng bơi song song với bờ biển, hoặc ra hiệu cho cứu hộ hoặc người dân gần đó ứng cứu. Ngoài ra không nên phơi nắng quá lâu trước khi xuống nước. Đừng để bụng quá đói hoặc quá no. Không nín thở quá lâu khi lặn.

Bắt buộc khởi động thật kỹ trước khi xuống nước. Nếu có trẻ tắm cùng, đừng rời mắt khỏi chúng. Đừng ra vùng biển quá sâu và nằm trong tầm quan sát của nhân viên cứu hộ.

Nhớ phòng muỗi đốt

Khi cho trẻ chạy nhảy, chơi đùa bên ngoài, hãy nhớ bôi kem, xịt chống muỗi đốt. Giữ vệ sinh nhà ở sạch sẽ, thoáng khí. Ngủ màn, phòng chống muỗi đốt ngay cả ban ngày. Nếu đi cắm trại hoặc picnic ngoài trời, các thành viên trong gia đình nên mặc quần áo kín đáo để giảm nguy cơ bị muỗi tấn công.

Muỗi rất nhạy cảm với mùi, nên chúng cũng tránh xa khá nhiều mùi như sả, vỏ quýt, bạc hà, oải hương, quế... Bạn có thể tận dụng tất cả những gì mà mình có để chống muỗi, như mang sẵn vài gốc sả, vỏ quýt, lá bạc hà hay mang theo lọ tinh dầu có mùi hương mà muỗi ghét, để nhỏ lên quần áo hay pha loãng để bôi lên da.

Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám bệnh và hướng dẫn. Đối với những người về quê hoặc đi du lịch, cần chủ động tìm hiểu thông tin về tình hình dịch bệnh ở nơi đến để chủ động phòng chống.

Mang theo thuốc dự phòng

Đối với những người bệnh mạn tính, hạn chế di chuyển nhiều nơi trong ngày. Nên mang theo máy thử đường huyết, đo huyết áp... Nên mang dư thuốc so với số ngày đã dự định.

Nên mang theo một túi sơ cứu y tế với những đồ dùng không thể thiếu sau: băng urgo; băng cuộn y tế; gạc; miếng dán cổ chân; găng tay y tế; các loại thuốc khác nhau như: thuốc giảm đau hay hạ sốt, kem bôi vết thương, thuốc chống tiêu chảy, thuốc nhỏ mắt, thuốc chống say tàu xe,...

TS.BS. LÊ THỊ TUYẾT
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement