Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bệnh nhân đái tháo đường có được ăn khoai lang?

Sức khỏe

03/07/2019 14:31

Bệnh nhân đái tháo đường cần có một chế độ ăn uống, tập luyện nghiêm ngặt để kiểm soát lượng đường trong máu của mình. Nhiều bệnh nhân đái tháo đường cho rằng khoai lang chứa nhiều tinh bột, lại có vị ngọt, sẽ gây tăng đường huyết. Điều này có chính xác?

Bệnh nhân đái tháo đường có thể ăn khoai lang

Khoai lang có chứa nhiều chất xơ và có hàm lượng dinh dưỡng như beta carotene cao hơn hẳn khoai tây nên là lựa chọn thay thế lý tưởng cho khoai tây.

Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn khoai lang tốt cho những người có nguy cơ béo phì hoặc đái tháo đường. Khoai lang có chứa những thành phần có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 như beta carotene, đạm, chất xơ, calci, sắt, magne, phospho, kali, kẽm, vitamin C, vitamin B6, vitamin K, acid folic.

Có 3 loại khoai lang phổ biến là khoai lang vàng, khoai lang tím, khoai lang Nhật.

Khoai lang vàng có hàm lượng chất xơ cao hơn khoai tây, có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn, giúp hỗ trợ bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát lượng đường trong máu.

Ăn khoai lang tím giúp giảm nguy cơ béo phì và đái tháo đường type 2 
Ăn khoai lang tím giúp giảm nguy cơ béo phì và đái tháo đường type 2 

Khoai lang tím còn có chỉ số GI thấp hơn khoai lang vàng. Ngoài các chất dinh dưỡng tương tự như khoai lang vàng, khoai lang tím còn chứa anthocyanin, giúp ngăn ngừa béo phì, giảm nguy cơ mắc đái tháo đường type 2, cải thiện tình trạng kháng insulin.

Khoai lang Nhật có chứa caiapo. Nghiên cứu cho biết, chiết xuất caiapo có thể làm giảm đường huyết của bệnh nhân trong vòng 2 giờ đồng hồ, khi so sánh với các loại giả dược. Chúng cũng được biết đến là có khả năng giảm cholesterol trong máu.

Nên ăn khoai lang như thế nào?

Khi ăn với lượng vừa phải, tất cả các loại khoai lang đều tốt cho sức khỏe. Chúng giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất tốt cho người bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên bạn cũng nên cân nhắc về khẩu phần và cách chế biến như thế nào để không làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Khoai lang có nhiều carbohydrate, có thể làm tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, hàm lượng chất xơ cao làm chậm lại quá trình tiêu hóa giúp cho lượng đường trong máu ở mức kiểm soát được.

Khoai lang thường có chỉ số GI cao hơn các loại củ khác, nên bạn chỉ nên ăn một khẩu phần vừa phải. Hãy chọn những củ khoai có kích cỡ trung bình hay vì những củ có kích thước lớn.

 Thay vì chiên rán, hãy luộc hoặc hấp khoai lang sẽ tốt hơn cho sức khỏe
 Thay vì chiên rán, hãy luộc hoặc hấp khoai lang sẽ tốt hơn cho sức khỏe

Bạn cũng nên luộc hoặc hấp khoai lang thay vì nướng hoặc chiên để đảm bảo không gây ra bất thường với đường huyết.

Tóm lại, nếu bạn bị đái tháo đường, bạn nên sử dụng khoai lang để thay thế cho các loại tinh bột khác, tốt nhất là nên ăn khoai lang tím, khoai lang Nhật, với lượng vừa phải.

TRỊNH TÂY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement