Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Báo nước ngoài nói gì về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam?

Phân tích

30/09/2020 11:04

Các trang báo nước ngoài đều đánh giá cao thành tích GDP quý III/2020 tăng 2,62% của Việt Nam. Tuy nhiên, du lịch trì trệ sẽ còn gây ảnh hưởng lớn.

Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2020 ước tính tăng 2,62% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng thấp nhất của quý III các năm trong giai đoạn 2011-2020. Tuy nhiên, so với mức tăng chỉ 0,36% của quý II, mức tăng trưởng kinh tế trên đã được phục hồi đáng kể.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2020, GDP Việt Nam tăng 2,12%. Đây cũng là mức tăng thấp nhất của 9 tháng các năm trong giai đoạn 2011-2020.

Nền kinh tế hiếm hoi tăng trưởng dương

Tuy các chỉ số đều thấp kỷ lục, nhưng khi đưa tin về tốc độ tăng GDP mới nhất của Việt Nam, cả Bloomberg và Reuters đều dùng từ “tăng tốc” cho số liệu thống kê mới nhất của nền kinh tế quốc dân.

Hãng thông tấn AFP nhận xét: “Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được cải thiện trong quý III, được thúc đẩy bởi sự phục hồi của xuất khẩu khi đất nước dần thoát khỏi sự suy thoái do COVID-19 gây ra”.

AFP đồng ý với dự đoán của Ngân hàng Thế giới vào tháng 7 rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong cả năm 2020 sẽ là 2,8%. Con số này vô cùng tích cực so với các dự báo về sự suy giảm kinh tế ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này thấp hơn đáng kể so với mục tiêu 6,8% mà Chính phủ đặt ra trước đại dịch.

Trang Markets Insider dẫn lời của Gareth Leather, chuyên gia kinh tế tại Capital Economics, cho biết nền kinh tế Việt Nam phục hồi trong quý III và sẽ tiếp tục hoạt động mạnh mẽ trong năm tới. Chuyên gia kinh tế này cho biết thêm, xuất khẩu sang Mỹ tăng vọt, Ngân hàng Nhà nước cắt giảm lãi suất mạnh mẽ và thành công của Chính phủ trong việc ngăn chặn virus là tất cả những yếu tố đằng sau thành tích vượt trội của Việt Nam.

Xuất khẩu tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Ảnh: ANR
Xuất khẩu tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Ảnh: ANR

Tờ Fortune nhận định, tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu là hai yếu tố chính giúp GDP Việt Nam tăng 2,62% trong quý vừa qua. Điều này thúc đẩy sự phục hồi kinh tế từ đà suy giảm kéo dài trong nửa đầu năm 2020 do đại dịch gây ra.

“Cùng với Trung Quốc, Việt Nam là nền kinh tế lớn duy nhất ở châu Á dự kiến sẽ tăng trưởng dương vào năm 2020”, Priyanka Kishore, người đứng đầu thị trường Ấn Độ và Đông Nam Á của Oxford Economics, chia sẻ với Fortunes.

Còn trang Asian Nikkei Review rất lạc quan với việc Việc Nam thành công ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. “Nền kinh tế Việt Nam đang ở vị trí không chỉ duy trì GDP tăng trưởng dương, mà còn đánh dấu mức tăng trưởng hơn bất kỳ quốc gia Đông Nam Á lớn nào khác”.

GDP cả năm sẽ tăng dưới 3%?

Tuy vậy, ông Kishore lưu ý với tờ Fortune rằng, làn sóng thứ hai của COVID-19 ở Việt Nam "đã làm trì trệ phần nào sự phục hồi”. Vị này lưu tâm ở điểm, sự mất mát liên tục và vô thời hạn của khách du lịch nước ngoài vì các hạn chế đi lại đã làm suy yếu sự phục hồi kinh tế của Việt Nam. Trước đại dịch, du lịch chiếm khoảng 8% GDP của Việt Nam, theo Ngân hàng Thế giới. Nhưng ông vẫn rất lạc quan khi "tình hình đã được kiểm soát trở lại".

Tờ Thời báo Kinh doanh phỏng vấn Trưởng nhóm nghiên cứu của Ngân hàng UOB, Suan Teck Kin, cho biết: “Mức tăng 2,62% cho thấy tốc độ phục hồi của Việt Nam vẫn còn yếu sau sự gián đoạn từ đợt bùng phát COVID-19 ở Đà Nẵng vào cuối tháng 7”.

Theo ông Suan, mặc dù tác động tồi tệ nhất từ Covid-19 đã qua đi, nhưng vẫn còn "một chặng đường dài" trước khi nền kinh tế Việt Nam có thể trở lại bình thường.

Đợt bùng phát COVID-19 lần hai kìm chế sự phục hồi của nền kinh tế. Ảnh: AP
Đợt bùng phát COVID-19 lần hai kìm chế sự phục hồi của nền kinh tế. Ảnh: AP

Cho đến nay, dữ liệu cho thấy sự "phục hồi yếu ớt" đối với khu vực công nghiệp và dịch vụ, vốn chiếm hơn 70% nền kinh tế Việt Nam, ông nói thêm. Đồng thời, lĩnh vực dịch vụ, vốn phụ thuộc nhiều vào du lịch, đã bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa biên giới trên toàn thế giới và có thể tiếp tục ở trong "tình trạng ảm đạm" trong một thời gian.

Ông Suan hy vọng sự phục hồi sẽ kéo dài hơn nữa trong quý IV/2020. Nhưng với tốc độ hạn chế do đại dịch đang diễn ra, vị này dự đoán mức tăng trưởng của kinh tế Việt Nam sẽ 4% trong quý cuối năm và tổng cộng cả năm là 2,8%.

Các nhà kinh tế của Maybank Kim Eng, Linda Liu và Chua Hak Bin, lưu ý rằng Việt Nam là quốc gia ASEAN-6 duy nhất thoát khỏi suy thoái trong bối cảnh đại dịch năm nay, nhưng sự phục hồi đã bị suy giảm do sự xuất hiện của "làn sóng thứ hai”.

Ngành du lịch phục hồi cầm chừng khiến nền kinh tế khó bức tốc. Ảnh: ANR
Ngành du lịch phục hồi cầm chừng khiến nền kinh tế khó bức tốc. Ảnh: ANR

Các nhà kinh tế của Maybank đang hạ dự báo cho quý IV/2020 từ 6% xuống 4,5% và tăng trưởng cả năm sẽ ở mức 2,9% thay vì 3,6%, vì "đà phục hồi dường như đang mất dần đi”.

Họ nói thêm rằng, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sẽ tiếp tục dẫn đầu sự phục hồi, trong khi dịch vụ sẽ giảm do nhu cầu thấp hơn và "thiếu sự phục hồi du lịch có ý nghĩa quan trọng".

Theo ông Dương Mạnh Hùng, Vụ trưởng Vụ GDP của Tổng cục Thống kê, chi tiêu của các hộ gia đình cũng dự kiến sẽ tăng mạnh trong quý cuối năm.

“Tăng trưởng GDP cả năm trên 2% hoàn toàn có thể xảy ra nhờ sự gia tăng trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu và chi tiêu của nhà nước và gia đình”, ông Dương khẳng định.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2020 tăng 2,7% so với tháng trước và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 0,7%.

Ông Phạm Đình Thủy, Giám đốc bộ phận công nghiệp của Tổng cục Thống kê, cho biết: “Chính phủ đang tích cực đẩy nhanh đầu tư công và điều đó chắc chắn sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng GDP trong quý IV”.

TIỂU GU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement