Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Báo Nhật: Việt Nam đẩy nhanh các dự án lớn để chữa lành 'vết thương' kinh tế do COVID-19 để lại

Phân tích

18/06/2020 17:19

Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ (TP.HCM) vừa được phê duyệt mở rộng lên gần 5 lần. Đây được xem là một trong những khoản đầu tư lớn nhất ở Việt Nam trong những năm gần đây, giúp kích thích nền kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt mở rộng quy mô cho dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ (Saigon Sunbay) từ 600 ha lên 2.870 ha thuộc địa phận xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ (TP.HCM). Tổng kinh phí đầu tư cho khu đô thị du lịch lấn biển này lên đến 9,3 tỷ USD do Vingroup, tập đoàn tư nhân lớn nhất của Việt Nam, làm chủ đầu tư.

Khoản đầu tư lớn nhất Việt Nam những năm qua

Trang Asian Nikkei Review đưa ra nhận định: “Việt Nam đã phê duyệt dự án thương mại lớn nhất của mình trong năm nay, khi Chính phủ tìm cách duy trì tốc độ kỷ lục của đầu tư công - tư kể từ tháng 1 để giúp nền kinh tế bật lên từ đại dịch COVID-19”.

Asian Nikkei Review xem đây là một trong những khoản đầu tư lớn nhất ở Việt Nam trong những năm gần đây. Dự án ở huyện Cần Giờ dự kiến hoàn thành vào năm 2031.

Vingroup đã chờ đợi nhiều năm để Chính phủ phê duyệt khi các tổ chức dân sự, các nhà hoạt động môi trường và truyền thông địa phương cảnh báo về rủi ro đối với khu dự trữ sinh quyển được mô tả là "lá phổi xanh" bảo vệ TP.HCM chống lại ô nhiễm không khí và nước. Các khu rừng ngập mặn xanh mướt nơi đây cũng là tiền tiêu che chắn hàng nghìn tỷ USD tài sản trong thành phố khỏi bão và các thảm họa thiên nhiên khác đến từ biển.

Hoàn thành Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, TP.HCM sẽ có mũi nhọn kinh tế mới. Ảnh: Vinhomes
Hoàn thành Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, TP.HCM sẽ có mũi nhọn kinh tế mới. Ảnh: Vinhomes

Dự án của Vingroup ban đầu được công bố vào năm 2000, với quy mô 600 ha, được quản lý bởi Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ (Cangio Tourist City). Sau khi mua 97% cổ phần của Cangio Tourist City trong năm 2016, Vingroup đã đề xuất mở rộng dự án lên 2.870 ha và giao cho “con cưng” Vinhomes của mình tham gia phát triển. Tổng số tiền Vingroup đã chi để mua lại CTC lên đến 13.272 tỷ đồng, cao gấp 6,6 lần vốn điều lệ CTC.

Trở lại khoảng thời gian vài ngày sau khi dự án được phê duyệt mở rộng, Vingroup cho biết họ đã nhận được khoản đầu tư 650 triệu USD từ một tập đoàn để mua 6% cổ phần của Vinhomes. Tập đoàn này được lãnh đạo bởi Công ty cổ phần đầu tư tư nhân KKR & Co. của Mỹ, có liên đới với quỹ đầu tư quốc gia Singapore Temasek Holdings. Báo cáo tài chính năm 2019 của Vinhomes cho biết công ty sở hữu 99,9% Cangio Tourist City.

Trước khi dự án được khởi công, các chuyên gia lưu ý rằng việc cải tạo đất trên diện rộng sẽ có tác động môi trường sâu sắc đến TP.HCM cũng như Đồng bằng sông Cửu Long. Công việc khai hoang ước tính cần 138 triệu m3 cát, đủ để lấp đầy 36.600 bể bơi kích thước Olympic, hút từ lòng sông ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Dự án kích neo kinh tế sau đại dịch

Sau bao nghiên cứu và quy hoạch, “đèn xanh” đã được bật với tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Tháng 8 năm ngoái, Chính phủ đã phê duyệt các chính sách về biến đổi khí hậu của Việt Nam, nhấn mạnh vào việc cần phải cải thiện các đánh giá tác động môi trường và quy trình phê duyệt cho các dự án phát triển kinh tế. Thủ tướng cam kết “không đánh đổi môi trường để tăng trưởng kinh tế".

Nhưng không may, đại dịch COVID-19 đã nhấn chìm du lịch và xuất khẩu của Việt Nam, hai động lực chính của nền kinh tế năng động số một khu vực. Asian Nikkei Review cho rằng, điều này đã thúc đẩy Việt Nam đưa ra quyết định nhanh hơn cho các dự án quy mô lớn.

Ngành du lịch trư trú và du lịch lữ hành chịu nhiều tổn thương vì đại dịch COVID-19. Đồ hoạ: Tất Đạt
Ngành du lịch trư trú và du lịch lữ hành chịu nhiều tổn thương vì đại dịch COVID-19. Đồ hoạ: Tất Đạt

Theo ước tính, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm ở mức 99,36 tỷ USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu của dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống giảm mạnh đến 25,8%, trong khi doanh thu liên quan đến ngành du lịch giảm sốc 54,1%. Asian Nikkei Review cho rằng, Chính phủ đang chuẩn bị cho nhiều thách thức hơn, bao gồm sự phục hồi chậm ở thị trường nước ngoài và làn sóng nhiễm COVID-19 thứ hai đang chực chờ ở các quốc gia lân cận.

Trước đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam xuống còn 2,7% trong năm nay. Thế nhưng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn đặt mục tiêu đạt được sự tăng trưởng hơn 5% trong nền kinh tế quốc dân.

Bộ Chính trị hồi cuối tháng 5 kêu gọi Chính phủ sử dụng tất cả các nguồn lực trong nước để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đại dịch. Khởi đầu cho bước kích neo nền kinh tế có thể là các dự án quy mô lớn và quan trọng, có tác động lan tỏa đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, khu vực và toàn ngành kinh tế.

Phối cảnh Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ. Ảnh: Vinhomes
Phối cảnh Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ. Ảnh: Vinhomes

Dự án của Vingroup là một trong hơn hàng tá khoản đầu tư lớn được Chính phủ “bật đèn xanh” trong nửa đầu năm nay. Những dự án khác bao gồm đường cao tốc trị giá 208 triệu USD ở Đồng bằng sông Cửu Long, khu công nghiệp trị giá 52 triệu USD ở tỉnh Bình Phước và ba sân golf ở các tỉnh phía Bắc trị giá tổng cộng 130 triệu USD.

Tám dự án thành phần của Đường cao tốc Bắc-Nam, trị giá khoảng 4,47 tỷ USD, đã được chuyển từ đàu tư dạng đối tác công - tư sang đầu tư công hoàn toàn vào tháng 4.

TẤT ĐẠT
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement