Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Báo động mực nước sông Mê Kông giảm sâu, đổi màu xanh lam

Chính sách - Hạ tầng

15/02/2021 12:31

Mực nước sông Mê Kông giảm hơn 1.000m³/giây, một số tuyến đường thủy chính của Đông Nam Á ở Lào và Thái Lan đã chuyển sang màu xanh lam.

Theo báo cáo của Ủy hội sông Mê Kông (MRC), bao gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, mực nước thấp hơn là do thiếu lượng mưa kể từ đầu năm, thay đổi dòng chảy ở thượng nguồn, các đập thủy điện trên các nhánh sông và đập Cảnh Hồng của Trung Quốc.

mekong_map.jpg
Các phụ lưu của sông Mekong. Ảnh: Wikipedia Commons.

Tiến sĩ Winai Wangpimool, Ban thư ký MRC, cho biết đã có những thay đổi đột ngột về mực nước ở hạ lưu đập Cảnh Hồng, mức độ xa hơn kéo dài đến tận Vientiane, Lào. Điều này đặt ra thách thức cho chính quyền cũng như cộng đồng cư dân về việc chuẩn bị và ứng phó với các tác động có thể xảy ra.

"Nhằm giúp các nước hạ nguồn sông Mê Kông quản lý rủi ro hiệu quả hơn, chúng tôi kêu gọi Trung Quốc và chính các nước hạ nguồn chia sẻ kế hoạch xả nước của họ", tiến sĩ Winai Wangpimool nhấn mạnh.

Theo MRC, kể từ tháng 11/2020, lượng mưa luôn thấp hơn mức trung bình, giảm 25%. Dữ liệu mực nước quan sát của Ủy ban cũng chỉ ra rằng dòng chảy tại trạm Cảnh Hồng ngày 11/2 là 775m³/giây, giảm gần một nửa so với mức bình thường là khoảng 1.400 m³/giây, được ghi nhận lần cuối vào tháng 12/2020.

Vào đầu tháng 1/2021, Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc đã nói với các nước thuộc MRC, họ sẽ giảm dòng chảy tại đập Cảnh Hồng từ ngày 5-24/1 xuống còn 1.000m³/giây, để thực hiện bảo trì đường điện.

Theo tờ Asia Times, cho đến nay, Trung Quốc đã xây dựng 11 đập thủy điện lớn trên sông Mê Kông. Những con đập này không chỉ khiến mực nước ở đây thay đổi thất thường mà còn làm giảm dòng phù sa, giảm luồng cá xuống hạ nguồn và làm mất đi tính đa dạng sinh thái của con sông.

tagreuters.com2021binary_lynxmpeh050md-filedimage-scaled.jpg
Những bãi bồi nổi lên ở phần sông Mê Kông thuộc biên giới Thái Lan – Lào. Ảnh: Reuster

Năm ngoái, Trung Quốc đã cam kết chia sẻ dữ liệu từ các con đập với các nước thành viên MRC bao gồm Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Tuy nhiên phải mất đến một tuần sau Trung Quốc mới thông báo cho các nước hạ lưu về việc điều tiết sau khi công cụ Giám sát đập trên sông Mê Kông (MDM) của Trung tâm Stimson có trụ sở tại Washington (Mỹ) thông báo cho Ủy hội sông Mê Kông (MRC) về phát hiện dòng chảy bất thường trên dòng sông này.

Tại Chiang Saen – trạm quan trắc đầu tiên trên sông Mekong ở Thái Lan, nằm cách đập thuỷ điện Cảnh Hồng khoảng 300km, đã chứng kiến ​​mực nước giảm mạnh khoảng 1m từ ngày 2-4/1.

Tại khu vực Đồng bằng Việt Nam, mực nước dao động trên và dưới mức trung bình dài hạn, nhưng đây là kết quả của tác động hàng ngày của thủy triều trên các vùng biển.

Riêng về vấn đề sông Mê Kông có màu xanh lam ở phía Đông Bắc Thái Lan, một hiện tượng được quan sát lần cuối vào cuối năm 2019, MRC cho rằng là do sự sụt giảm trầm tích và sự hiện diện ngày càng nhiều của tảo dưới đáy sông. Trong điều kiện bình thường, lượng nước chảy với tốc độ nhanh hơn sẽ đổ nhiều cặn hơn và cuốn trôi hệ thống tảo, làm cho nước có màu nâu đục.

a3ac806a333467b359d24703601cdaaf.jpg
Màu nước sông Mê Kông khu vực đông bắc Thái Lan chuyển từ màu phù sa sang màu xanh lam hôm 4/12/2020. Ảnh: AP

Ông So Nam, Giám đốc Quản lý Môi trường của MRC, cho biết hiện tượng nước xanh lam ngày nay có khả năng lan sang các đoạn khác của sông Mê Kông, nơi có dòng chảy thấp.

Điều này có thể làm giảm nguồn thức ăn cho côn trùng thủy sinh, cá và các loài động vật không xương sống, do đó sẽ ảnh hưởng đến các sinh vật cao hơn trên chuỗi thức ăn. Điều này có thể gây hại cho ngành đánh bắt cá của nhiều cộng đồng nông thôn quanh khu vực.

Ông cũng nói rằng màu xanh lam có thể duy trì cho đến mùa lũ tiếp theo, thường bắt đầu vào tháng 5, với điều kiện trữ lượng nước lớn hơn được xả ra ở thượng nguồn sông Mê Kông ở Trung Quốc và các đập phụ lưu.

XUYẾN KIM
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement