Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bảo Anh: 'Mẹ tôi bị ba đánh bê bết máu, phải uống thuốc tâm thần'

Khỏe - đẹp

10/06/2017 02:14

Ngay từ khi là thí sinh của The Voice 2012, Bảo Anh đã xuất hiện với hình tượng “sang chảnh” và xinh đẹp. Điều này không khỏi khiến người ngoài mặc định cô gái trẻ sinh trưởng trong một gia đình có điều kiện. Điều này càng có thêm cơ sở khi mẹ cô còn có cơ ngơi kinh doanh đồ ăn khá nổi tiếng ở trung tâm Sài Gòn.

Tuy nhiên trong lần gặp gỡ mới đây vớiZing.vn, giọng caYêu một người vô tâmlần đầu chia sẻ về tuổi thơ. Cô tâm sự đó là những chuỗi ngày tăm tối, thiếu thốn cả vật chất lẫn tình cảm từ ba ruột.

Trong suốt cuộc trò chuyện, Bảo Anh nhiều lần rơi nước mắt, giọng lạc đi vì không kiểm soát được cảm xúc khi nhắc lại những chuyện mà từ lâu đã chôn chặt trong lòng.

Nhìn Bảo Anh, nhiều người cho rằng chị sinh ra vốn sẵn giàu sang, hạnh phúc. Thực tế ngược lại, chị lại có tuổi thơ vất vả và bất hạnh khi không có tình thương của ba. Những chuỗi ngày đó diễn ra như thế nào?

Những ngày đầu gia đình từ Bình Phước lên Sài Gòn sinh sống, trong vòng 3 năm chúng tôi phải chuyển hơn 10 căn nhà. Thời điểm đó, em gái tôi phải thực hiện một ca phẫu thuật khá quan trọng, một là sống, hai là chết. May mắn ca mổ thành công, tuy nhiên cũng vì lo chạy chữa cho em út mà kinh tế gia đình càng lâm vào hoàn cảnh khó khăn.

Như mọi người cũng biết, việc thiếu thốn tiền bạc khiến vợ chồng thường xuyên lục đục, cãi vã. Tôi không ít lần phải chứng kiến cảnh ba mẹ cãi nhau rồi xô xát. Có lúc ba đánh mẹ đến mức phải nhập viện, máu me bê bết trong nhà. Nhưng phần mẹ tôi lại chọn cách chịu đựng, gồng gánh vì nghĩ con cái phải có ba. Cuộc sống cứ tiếp diễn với những chuỗi ngày như thế.

Đâu là ký ức khiến chị sợ hãi nhất mỗi khi nhớ lại quá khứ đau buồn này?

Một người đàn ông có tệ đến mức nào cũng không được bạo lực với phụ nữ. Có những lúc vì can ngăn ba mẹ mà tôi cũng có vài vết sẹo trên người.

Thời điểm vì quá bế tắc, không biết làm gì hơn, tôi chỉ biết tự nhốt mình trong phòng rồi khóc một mình. Cũng vì chán nản cảnh ba mẹ cãi vã, đánh nhau mà khoảng 16, 17 tuổi, tôi đã biết vào bar để vui thú thâu đêm suốt sáng.

Điều trớ trêu là tôi lại gặp ba của mình trong đó, ông đang đứng cạnh một cô gái trẻ nào đó. Chứng kiến cảnh đó, tôi chỉ biết nghĩ cuộc đời mình quá lạ kỳ, không biết phải làm như thế nào.

16 tuổi đã tìm đến những quán bar để quên đi nỗi buồn trong cuộc sống, chị đối mặt với những cám dỗ tình – tiền trực chờ mời gọi mình như thế nào?

Lòng tự trọng của tôi quá cao nên vượt qua được những điều đó mà không phải suy nghĩ nhiều. Tôi hiểu rõ vì sao những cô gái nghèo rất dễ sa vào tình cảnh phải bán thân để phục vụ cho bản thân hoặc cho gia đình.

Nhưng tôi không thể làm được chuyện đó. Sau này khi đi hát, tôi vẫn nhận được những lời yêu cầu đi nước ngoài cùng những người đàn ông xa lạ với “mức giá” lên đến nghìn USD. Những chuyện đó đối với tôi sai vô cùng, nếu làm sẽ không thể nào ngẩng đầu lên được nữa.

Sau này, nhiều người cho rằng tôi chảnh, mặt vênh váo. Nhưng điều gì cũng có nguyên nhân của nó, tôi tự kiếm ra tiền và chưa bao giờ làm gì sai trái với xã hội nên có sự tự tin. Và cái tôi lớn để tự tin ngẩng cao đầu với những người xung quanh.

Từ đâu chị có đủ dũng cảm để khuyên mẹ nộp đơn ly dị, chấm dứt cuộc hôn nhân gần 20 năm với ba?

Khi trưởng thành, chính tôi là người khuyên mẹ đã đến lúc sống cho bản thân sau hàng chục năm chịu đựng những khổ đau. Đưa ra lựa chọn này vì tôi cảm giác mẹ đã không còn gắng gượng nổi. Lúc đó, mẹ bị rối loạn tiền đình, không còn bình thường và phải uống thuốc liên tục của bệnh viện tâm thần, phải ra vào viện liên tục.

Đến khi ba mẹ chia tay, tôi mới có cảm giác mình làm lại cuộc đời. Sau lớp 12, tôi bắt đầu bán hàng online, sang nước ngoài lấy mỹ phẩm về bỏ mối cho các spa nên đã có thể tự kiếm ra tiền của bản thân.

Hiện tại, ba vẫn còn trách vì sao tôi khuyên mẹ nên chấm dứt cuộc hôn nhân với ông ấy.

Là con gái lớn, thời điểm đó chị đã bên cạnh và xoa dịu nỗi đau của mẹ như thế nào?

Mười mấy tuổi, tôi làm sao hiểu rõ hết nỗi đau của mẹ. Ngoài nỗi đau thể xác, đó còn là trăm bề nỗi lo khác từ cuộc sống, con cái. Với tôi, mẹ là người phụ nữ quá giỏi.

Bươn chải lên Sài Gòn với số tiền nhỏ trong tay để hiện tại làm nên một cơ sở buôn bán ổn định. Hiện tại, mẹ vẫn không ngừng nghỉ tìm tòi để có những công việc mới. Sống với mẹ, tôi học được tính luôn đòi hỏi ở bản thân cao hơn. Mẹ tôi không cần tiền của đàn ông.

Tôi biết rằng bên cạnh quá khứ đau thương, thiếu thốn tình cảm, nhiều năm qua chị vẫn phải còng lưng chạy show để trả nợ cho ba một số tiền rất lớn, chị có thể chia sẻ thêm chứ?

Ba là người biết rõ nhất tôi từng làm cho ba những gì. Có lần ông ấy xuống Sài Gòn đột xuất, tôi phải mượn tiền anh Hiếu hay những nhân viên trong quán để đưa ba. Một lần tôi từ chối, ba xưng "mày - tao" với tôi.

Mới đây nghe tin ba mở một quán ăn với người vợ hiện tại, tôi chỉ mong ông ấy chú tâm làm ăn. Nói đi cũng phải nói lại, ba đã mất quá nhiều, mất một người vợ và hai đứa con thương yêu hết mực. Tôi hy vọng điều này khiến ông ấy thức tỉnh để cố gắng sống cuộc sống tốt đẹp hơn với gia đình mới. Còn những gì đã mất chắc chắn ba sẽ không bao giờ lấy lại được.

Những chuyện xảy ra trong quá khứ đã ảnh hưởng sâu sắc gì đến con người chị hiện tại?

Tôi nhớ khi còn bé, trường quy định tất cả học sinh phải mang giày sandal. Chật vật lắm mẹ mới mua cho con gái được một đôi giá 35.000 đồng. Sử dụng vài ngày, đôi giày trở nên có mùi. Bị cả lớp phát hiện, tôi bị chê bai rất nhiều nhưng cũng không biết làm cách nào khác ngoài việc chịu đựng mang suốt một năm học.

Lên trung học, một lần nữa tôi phải chuyển nhà xa trường nên mỗi ngày phải bắt 4 chuyến xe bus để đi học. Có lẽ những năm tháng không thể mở lòng tâm sự được với ai kể cả ba mẹ, bạn bè mà tôi có tính lì lợm, cứng đầu và ngại giao tiếp như bây giờ.

Tôi cũng tự nhận mình có tính ích kỷ bởi từ nhỏ, do quá nhiều thốn mà tôi tự tạo tâm lý không muốn san sẻ cho người khác bất cứ thứ gì.

Hậu ly hôn, có thông tin ba chị có con riêng với một cô gái 19 tuổi. Chị ứng xử như thế nào với em cùng cha khác mẹ của mình?

Nếu cần sự hỗ trợ tôi sẽ giúp nhưng trong mức độ cho phép vì hiện tại tôi còn phải lo cho em gái đang du học tại Australia. Còn những trách nhiệm khác xin đừng đè lên vai tôi, vì đó không phải việc tôi bắt buộc phải làm.

Hiện tại, chị đã tha thứ cho những lỗi lầm của ba hay vẫn còn giữ trong lòng những nỗi uất hận vì ông đã không mang lại những gì chị, mẹ và em gái mong muốn?

Đến lúc này, tôi vẫn còn trách ba. Tôi biết là phận làm con, mình không có quyền làm điều đó. Nhưng làm sao tôi không trách được khi “tứ đổ tường”, ông đều có hết?

Nếu sau này ba có già yếu, không còn ai bên cạnh tôi dĩ nhiên vẫn là người chăm sóc vì tình thương máu mủ vẫn còn đó, nhưng nhất định không thể bỏ qua những lỗi lầm trong quá khứ. Dù ai có nói gì, tôi cũng không thể bỏ qua.

Thật sự mà nói ba thương tôi và em gái, nhưng tình thương đó chỉ tồn tại khi tôi chưa biết suy nghĩ. Tình thương trong ký ức không thể nào che lấp nỗi đau của hiện tại được. Tôi tự dặn bản thân sau này khi lập gia đình, dù có con nhưng xảy ra những chuyện tương tự thì phải chấm dứt ngay lập tức.

Đàn ông một khi đã quyết định ra ngoài tức là họ không còn gì với mình nữa. Xin đừng nói một lần lầm lỡ, với tôi không bao giờ có chữ “lỡ”.

Còn với mẹ chị thì sao?

Mẹ tôi hận ba lắm. Đến giờ, mẹ đã có người mới, rất hạnh phúc và vui vẻ bởi chú yêu thương và lo cho mẹ thật lòng. Chú không phải người nhiều tiền nhưng nhiều tình cảm. Nhưng dù đang vui vẻ, mẹ vẫn không quên chuyện cũ. Tôi thương mẹ vì đó là vết thương lòng quá lớn.

Chị đã sẵn sàng để mở lòng với người đàn ông mới của mẹ sau khi chứng kiến nỗi đau của bà với chồng cũ?

Ban đầu khi mẹ quen chú, tôi không có ý cản nhưng vẫn có sự dè chừng. Thời điểm đó, mẹ đã có công ăn việc làm đàng hoàng, không cần sự che chở của bất cứ người đàn ông nào. Do đó, tôi tạo khoảng cách để quan sát xem chú như thế nào, có thương mẹ thật lòng.

Lúc đó, dù ít khi có dịp nói chuyện nhưng chú luôn quan tâm và sẵn lòng giúp đỡ tôi và em gái mỗi khi cần. Dần dần khoảng cách này mới được xóa bỏ. Bây giờ mỗi khi tôi không có tài xế, chú vẫn lái xe chở tôi đi diễn ở các tỉnh gần.

Sau tất cả, những chuyện buồn cũ có khiến chị có cái nhìn khó khăn hơn về đàn ông?

Tôi chỉ cần một người thật sự thương mình, họ có thể chưa giàu nhưng phải giỏi, bởi người giỏi thì không bao giờ nghèo được. Mẹ thường hay chọc rằng tôi cần phải tìm người có cái đầu lớn hơn gấp đôi mới có thể giữ chân.

Nhưng tôi lại thấy tình cảm mới là thứ có thể níu giữ được mình. Tôi tự nhận mình “khi yêu là đập đầu vào tường”.

Bài học trong tình yêu lớn nhất chị rút ra được là gì?

Tôi không chấp nhận người đàn ông phản bội dù chỉ một lần. Yêu và lấy một người có thể sai, nhưng khi đã sai thì phải “cắt” ngay chứ không được để bản thân phải chịu đựng quá lâu.

Hồ Quang Hiếu là người đàn ông có đầy đủ tính cách này nên chị chọn để gắn bó lâu dài?

Tôi là người dễ đau buồn và mất rất nhiều thời gian để hàn gắn vết đau nên không xác định bất cứ điều gì trong tình cảm mà chọn cách sống thoải mái và có khoảng riêng tư.

Tính ra, anh Hiếu vì tôi mà hy sinh rất nhiều. Anh ấy nói tôi còn trẻ, còn cả một chặng đường dài và nhiều ước mơ để hướng tới. Do đó dù anh ấy đã muốn xây dựng gia đình nhưng rất hiểu và động viên tôi làm nhiều thứ.

Nếu không đợi được nhau, chúng tôi xem như hết duyên nợ. Chỉ việc này tôi đã thấy người ta hy sinh cho mình rất nhiều. Hơn nữa, anh Hiếu cũng không có ba nên chúng tôi có sự đồng cảm và an toàn.

Trước đó, Hiếu từng một lần kết hôn và cuộc hôn nhân đó cũng kết thúc không êm đẹp. Điều này có khiến chị e dè?

Ai cũng có quá khứ, chỉ mong sau quá khứ đó chỉ mong họ tốt hơn và biết trân trọng hiện tại hơn. Nếu cứ nghĩ về quá khứ thì chỉ có buồn thôi.

Phương Giang - Thanh Huyền (Zing)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement