Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bằng cách nào NFT có thể làm khuynh đảo thị trường công nghệ thuật kỹ thuật số?

Khoa học - Công nghệ

20/03/2021 09:45

NFT làm khuynh đảo thị trường các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số bởi nó tạo nhiều điều kiện hơn cho những người nghệ sĩ và cả giới sưu tầm.

Khi nhà thiết kế đồ họa Mike Winkelmann bắt đầu tạo ra những bức vẽ vào năm 2007, anh chỉ đơn giản là đang tìm cách để cải thiện con mắt nghệ thuật của mình. Khi đó, Winkelmann cho rằng dự án 'Everydays' mà bản thân thực hiện sẽ giúp quảng bá công việc, bao gồm cả việc tạo hình ảnh các buổi hòa nhạc cho Justin Bieber và Katy Perry. Thời điểm đó, việc bán các tác phẩm kỹ thuật số chưa nằm trong đầu của người nghệ sĩ này.

Mới đây, bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật trong 13 năm của anh có tên chung là 'Everydays: The First 5000 days' được bán với giá 69,3 triệu USD qua nhà đấu giá Christie's. Điều này giúp Winkelmann trở thành một trong những nghệ sĩ đang còn sống có tác phẩm giá trị nhất trên thị trường nghệ thuật.

Winkelmann cho biết: 'Điều này khá kỳ quái bời hình ảnh kỹ thuật số không thực sự là thứ tôi đã hình dung ra và tôi cũng không nghĩ là nó có thể bán được. Đến giờ, tôi thực sự cảm thấy như đây sẽ là chương tiếp theo trong lịch sử của nghệ thuật'.

Tác phẩm NFT được bán với giá 69,3 triệu USD của Beeple

Nghệ thuật trên nền tảng kỹ thuật số đã được tạo ra và nhắc đến trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, đến hiện tại khi mà khá nhiều người nổi tiếng như Elon Musk, Lindsey Lohan, Steve Aoki... ủng hộ và sự phát triển của công nghệ blockchain thì nó mới trở thành một xu hướng. Có thể nói, nghệ thuật trên nền tảng kỹ thuật số đang mang lại số tiền khổng lồ cho các nghệ sĩ và những người sưu tập trực tuyến.

Cách đây chưa lâu, một tác phẩm khác của Mike Winkelmann (nghệ danh của anh là Beeple) vẽ cựu tổng thống Mỹ Donald Trump nằm trên mặt đất được mua với giá 6,6 triệu USD. Một nghệ sĩ khác là Christopher Torres cũng từng bán hình ảnh động kỹ thuật số về một con mèo với giá gần 600.000 USD trong cuộc đấu giá ảo. Trong khi đó, nhạc sĩ Grimes đã kiếm được 6,3 triệu USD trong vòng chưa đầy 20 phút sau khi bán một loạt tác phẩm kỹ thuật số mình sưu tầm được.

Trung tâm của sự bùng nổ giao dịch này là các Token không thể thay thế, hay NFT. Nó hoạt động như chữ ký ảo và giải quyết mối lo ngại rằng giá trị của nghệ thuật kỹ thuật số bị giảm sút do dễ bị sao chép.

Trước đây, một bức tranh sơn dầu chỉ có thể trưng bày tại một nơi nào đó và có chủ sở hữu chính thức thì một hình ảnh, video, gif kỹ thuật số có thể được nhân bản vô hạn, thưởng thức miễn phí trên toàn cầu. Điều này đặt ra vấn đề với các nhà sưu tập - những người không biết cách định giá tác phẩm kỹ thuật số và sợ nó sẽ mất giá trị khi bán lại. Nhưng hiện tại, NFTs ra đời và cung cấp 2 thứ mà thị trường nghệ thuật vật lý trước đây chiếm ưu thế: tính xác thực và tính độc nhất.

Nghệ sĩ hưởng lợi từ NFT

NFT được xây dựng trên công nghệ Blockchain - giống như Bitcoin. Nó cung cấp một bản ghi an toàn về các giao dịch. Có thể hiểu NFT như một cuốn sổ kỹ thuật số đóng vai trò là bằng chứng không thể xóa bỏ về quyền sở hữu. Có nghĩa là nó đóng dấu các tác phẩm nghệ thuật nguyên bản và chủ nhân của nó luôn xác định được quyền sở hữu thông qua blockchain, ngay cả khi hình ảnh hay video đã được sao chép rộng rãi.

Tài sản 'có thể thay thế' là tài sản có thể được thay thế bằng một tài sản khác giống hệt có cùng giá trị, chẳng hạn như tờ USD. Trong khi đó, tài sản không thể thay thế, như NFT được gắn với tài sản duy nhất và không thể hoán đổi cho nhau.

Giống như Bitcoin, các token có thể được lưu trữ trong ví ảo. Sau đó, chúng có thể được bán hoặc giao dịch và thường tăng giá trị trên thị trường thứ cấp. Theo Duncan Cock Foster, đồng sáng lập Nifty Gateway, nền tảng đằng sau doanh số hàng triệu đô la gần đây của Beeple và Grimes thì NFT giúp các tác phẩm nghệ thuật số tương tự như các tác phẩm vật lý hoặc bất kỳ tài sản thực nào trên thế giới.

Bằng cách kết nối trực tiếp các nghệ sĩ với các nhà sưu tập, NFT san bằng hiệu quả của các phòng trưng bày truyền thống. Cock Foster không tiết lộ hoa hồng của việc để các tác phẩm trên Nifty Gateway nhưng ông tiết lộ rằng nó 'nhỏ hơn nhiều' so với những gì mà một phòng trưng bày thu của các nghệ sĩ.

Với Beeple, NFT ra đời như một việc thể hiện 'dân chủ hóa' thị trường nghệ thuật. Anh nói: 'Bây giờ tôi có thể tiếp cận trực tiếp khán giả của mình. Tôi không phải qua bước trung gian nào nữa'.

Một tác phẩm kỹ thuật số của Beeple

Một lợi ích khác của các nghệ sĩ kỹ thuật số là họ có thể tiếp tục kiếm tiền từ tác phẩm của mình, ngay cả khi nó đã được bán. NFT có thể cho phép người sáng tạo nhận khoản hoa hồng từ các giao dịch trong tương lai của tác phẩm. Điều này khác với các nghệ sĩ bán tác phẩm truyền thống. Ví dụ như một bức tranh của David Hockney được bán với giá 90,3 triệu USD vào năm 2018 - kỷ lục với giá trị một tác phẩm nghệ thuật của một nghệ sĩ còn sống. Tuy nhiên, ông không nhận được một xu nào từ hoạt động bán tranh này. Bởi lẽ, vào năm 1972, David đã bán tác phẩm kể trên cho người khác với giá 18.000 USD.

Điều này khác với các tác phẩm NFT. Beeple trước đây kiếm được khoảng 67.000 USD cho tác phẩm 'Crossroad'. Sau đó, anh đã bỏ túi thêm 660.000 USD khi người mua đầu tiên bán nó. 'Tiền bản quyền chắc chắn là thứ làm cho các tác phẩm trở nên bền vững và nó tạo ra công bằng cho tất cả các bên' - Beeple nói.

Một thế hệ nhà sưu tập mới

Nhà sưu tập đứng đằng sau thương vị bán 'Crossroad' với giá 6,6 triệu USD - Pablo Rodriguez-Fraile cho biết anh muốn tập trung hỗ trợ những nhà sáng tạo nghệ thuật. Nhà sưu tập 32 tuổi này cho biết việc thu thập các tác phẩm kỹ thuật số không chỉ là vì tiền.

Pablo Rodriguez-Fraile nói: 'Tôi cố gắng xem xét cuộc đời và sự nghiệp của những người sáng tạo. Tôi thích tiếp xúc và gặp gỡ họ. Đối với tôi điều quan trọng là phải thấy được sự nhất quán và chu đáo về mọi mặt bên ngoài nghệ thuật'. Ngoài ra, Pablo cũng cho biết mình bị thu hút bởi những tác phẩm được 'thực hiện một cách thành thạo'.

Ngoài 'Crossroad', Pablo cho biết anh thu thập hàng trăm đến hàng ngàn những tác phẩm nghệ thuật NFT khác và đến giờ chỉ mới bán được một số ít những tác phẩm này.

Mặc dù Pablo trước đây quan tâm đến blockchain và tiền điện tử nhưng anh cho biết không tham gia quá sâu vào việc mua bán các tác phẩm nghệ thuật. Kinh nghiệm của anh cho thấy các token đang trao quyền cho một nhóm nghệ sĩ và nhà sưu tập mới hơn là chiếm một phần của thị trường nghệ thuật hiện có.

Cock Foster cho biết: 'NFT đang hạ thấp các rào cản cho việc thu thập các tác phẩm nghệ thuật. Chúng tôi sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi có 1 tỷ người thực hiện thu thập NFT'. Rõ ràng, NFT đang tạo ra một thế hệ những nhà sưu tập mới và khiến cho ai cũng có thể tiếp cận được với những tác phẩm kỹ thuật số.

Một tác phẩm khác của Beeple

Triển vọng tương lai

Nifty Gateway có thể còn lâu mới đạt được mục tiêu có 1 tỷ người sưu tầm nhưng dù sao sự phát triển của thị trường NFT cũng phản ánh sự bùng nổ với nghệ thuật kỹ thuật số. Vào tháng 3/2020, trang web này ghi nhận mức giao dịch hàng tháng là 30.000 USD. Tuy nhiên, đến tháng 2/2020 thì con số này đã lên tới 75 triệu USD.

Bước nhảy của NFT trùng khớp với một thế lực khác đang ảnh hưởng đến thế giới: Covid-19. Với việc rất nhiều phòng trưng bày, nhà đấu giá phải đóng cửa trên thế giới thì mọi người đang dành nhiều thời gian hơn để lên web mua tác phẩm nghệ thuật và mua sắm trực tuyến. NFT cung cấp một cửa hàng mới cho những người đam mê nghệ thuật.

Theo Beeble, Covid-19 là lý do khiến mọi người quan tâm đến token trong những tháng gần đây dù công nghệ này đã có từ lâu. Anh nói: 'Mọi người đều ở nhà trong 1 năm qua và vì vậy nó thúc đẩy thị trường NFT'.

Việc sử dụng NFT hiện nay đã vượt qua khỏi thế giới nghệ thuật. DJ Deadmau5 đã sử dụng token để bán các mặt hàng kỹ thuật số. Trong khi đó, album 'King of Leon' mới đang được phát hành dưới dạng NFT. Nike thậm chí còn được cho là đã đăng ký bằng sáng chế cho giày được mã hóa, mang nhãn hiệu 'CryptoKicks'.

Sự tăng trưởng nhanh chóng của NFT đã dẫn đến lo ngại về bong bóng thị trường và nó có thể sẽ biến mất khi những lệnh cách ly từ đại dịch Covid-19 được bãi bỏ. Tuy nhiên, nhà sưu tập Pablo Rodriguez-Fraile cho rằng NFT sinh ra là để tồn tại. Có thể thấy, với những lợi thế của mình thì NFT sẽ còn phát triển mạnh trong tương lai và chi phối thị trường tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số.

(Theo CNN)

NGUYỄN DƯƠNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement