Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bản tin nhà đất 24 giờ: Giới đầu cơ đổ về Nhà Bè gom đất

Giới đầu cơ đổ về Nhà Bè gom đất, điểm danh 13 dự án bị đề xuất thu hồi tại khu Nam TP.HCM,... là những tin chính về nhà đất hôm nay 24/3.

Đề xuất Thủ tướng công nhận thành phố Tây Ninh là đô thị loại II

Tại kỳ họp thứ 20 vừa diễn ra, HĐND tỉnh Tây Ninh khóa IX  đã thông qua đề án phân loại đô thị và đề nghị Thủ tướng công nhận thành phố Tây Ninh là đô thị loại II trực thuộc tỉnh, thông tin trên CafeLand.

i-ndh-vn_thanh-pho-tay-ninh-ndh-jpeg-1284-1616556002(1).jpg

Ông Phạm Trung Chánh, Chủ tịch UBND thành phố Tây Ninh cho biết thị xã Tây Ninh được công nhận đô thị loại III vào 2012 và trở thành thành phố vào 2013. Những năm qua, tỉnh và thành phố Tây Ninh đã quan tâm đầu tư, huy động mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng đô thị của thành phố theo các tiêu chí đô thị loại II.

Thành phố Tây Ninh có diện tích 139,92km2 và được tổ chức thành 7 phường và 3 xã. Tổng dân số tính đến cuối 2019 là 257.076 người.

Xem chi tiết >>>

Thanh tra kiến nghị thu hồi 13 dự án giao đất gần 20 năm ở TP.HCM

Thanh tra Chính phủ vừa kiến nghị Thủ tướng xem xét thu hồi 13 dự án tại TP.HCM đã giao đất từ những năm 1999-2003 nhưng đến nay chưa hoàn thành việc giải phóng mặt bằng (GPMB) chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính, chưa đầu tư xây dựng, theo Vietnamnet.

vnn-imgs-f-vgcloud-vn_khu-nam-tphcm-vietnamnet(1).jpg
Theo TTCP việc lựa chọn nhà đầu tư các dự án tại KĐT phía Nam TPHCM không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án đầu tư. Ảnh minh họa.

Nêu tại báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, đánh giá về việc giao đất, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng thực hiện dự án tại Khu đô thị (KĐT) phía Nam Thành phố, Thanh tra Chính phủ (TTCP) cho biết, việc lựa chọn nhà đầu tư các dự án tại KĐT phía Nam TPHCM không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án đầu tư.

Việc lựa chọn nhà đầu tư do UBND TPHCM hoặc Ban quản lý khu Nam chỉ định, chấp thuận địa điểm đầu tư, chấp thuận đầu tư dự án, không có hồ sơ, văn bản thẩm định về năng lực của nhà đầu tư.

Xem chi tiết >>>

Các khu công nghiệp Đồng Nai muốn tăng mật độ xây dựng lên 70%

Đó là kiến nghị của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai nêu ra tại cuộc họp với UBND tỉnh và các sở, ngành nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các khu công nghiệp, theo Báo Đầu tư.

Theo đó, ngày 22/3, bà Nguyễn Thị Hoàng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã làm việc với Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai và các sở, ngành để tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong năm 2020 và quý I/2021.

Xem chi tiết >>>

Giới đầu cơ đổ về Nhà Bè gom đất

Sau một thời gian dài đi ngang, giá đất tại Nhà Bè biến động trở lại từ cuối năm 2020 đến nay, tăng nhẹ khoảng 15% do giới đầu cơ về gom đất, thông tin trên Zing News.

znews-photo-zadn-vn_nha_be_zing(1).jpg

Xem chi tiết >>>

Thực hư việc nhà đất Đà Nẵng sốt nóng trở lại

Giá nhà đất Đà Nẵng đang tăng trở lại từ sau Tết Tân Sửu, song theo các thành viên thị trường, giá tăng chỉ là chạm đáy và nảy nhẹ lên, chứ không có hiện tượng sốt nóng, theo Tin nhanh Chứng khoán.

image-tinnhanhchungkhoan-vn_1-1267-1-.jpg
Giá đất khu vực Nam Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ đã tăng từ trước Tết Tân Sửu.

Theo các đơn vị môi giới, thị trường bất động sản Đà Nẵng bắt đầu rục rịch tăng giá trở lại từ cuối tháng 12/2020 và rõ nét hơn kể từ giữa tháng 1/2021 đến nay, tập trung chủ yếu tại khu vực phường Hòa Xuân, Nam Hòa Xuân, Hòa Xuân mở rộng (thuộc dự án Khu đô thị Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng).

Mức tăng được chia thành 2 giai đoạn, trước và sau Tết Tân Sửu. Cụ thể, trước Tết, mức tăng giá các lô đất nền tại các khu vực Hòa Xuân, Nam Hòa Xuân, Hòa Xuân mở rộng được ghi nhận tăng từ 100-200 triệu đồng/lô và sau Tết tăng thêm khoảng 100 triệu đồng/lô.

Xem chi tiết >>>

Mua nhà ở Cầu Giấy, nhận nhà ở Nam Từ Liêm

Nhiều cư dân chung cư Dreamland Bonaza (23 Duy Tân, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) đã rất bức xúc khi địa chỉ nhà bỗng biến thành quận Nam Từ Liêm. Cùng với đó là việc chậm trễ bàn giao sổ hồng, thiếu hụt diện tích và nhiều vấn đề bất cập khác, theo CafeLand.

Hàng loạt vấn đề của chủ đầu tư khiến cư dân bức xúc phải căng biểu ngữ phản đối như: không tổ chức hội nghị nhà chung cư, không thành lập ban quản trị, không bàn giao sổ hồng,...

mua-nha-o-cau-giay-nhan-nha-o-nam-tu-liem-1-1616569614(2).jpg

Bức xúc nhất là hợp đồng mua bán nhà ghi địa chỉ căn hộ sai sự thật.

Cư dân toà nhà cho biết, sự nhầm lẫn tai hại này đã khiến con em họ không thể đi học đúng tuyến, ảnh hưởng đến quyền lợi và gây khó khăn khi làm các thủ tục hành chính. Điều này cũng ảnh hưởng đến tiến độ và thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ.

Xem chi tiết >>>

Điểm danh 13 dự án bị đề xuất thu hồi tại khu Nam TP.HCM

Theo Thanh tra Chính phủ, các dự án này được giao đất từ năm 1990 - 2003 nhưng đến nay chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai với Nhà nước, chưa xây dựng dự án, thông tin trên CafeLand.

Trong 13 dự án được nêu, có đến 3 dự án của chủ đầu tư Công ty Cổ phần Đầu tư - Kinh doanh Nhà (Intresco - mã chứng khoán ITC) với tổng diện tích 35,37ha; 1 dự án được giao đất sớm nhất (năm 1999) là Dự án Khu công viên - dịch vụ vui chơi giải trí Hoa Đồng do Công ty Cổ phần Sản xuất Xây dựng dịch vụ Hoa Đồng làm chủ đầu tư.

Xem chi tiết >>>

(Tổng hợp)

THUẬN TIỆN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement