Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Android vẫn là lựa chọn hàng đầu của Huawei dù đã công bố HarmonyOS

Thủ thuật

13/08/2019 08:15

Vẫn coi Android là lựa chọn hàng đầu, Huawei chưa chính thức cài đặt HarmonyOS trên các sản phẩm smartphone của hãng.

Theo South China Morning Post, mới đây, tập đoàn công nghệ Huawei đã chính thức công bố hệ điều hành của riêng mình, đặc biệt khẳng định rằng hãng có thể dễ dàng chuyển các ứng dụng từ Android sang hệ điều hành mới này. Tuy nhiên, Huawei vẫn có ý định tiếp tục sử dụng Android trong các sản phẩm của mình nếu được phép.

“Hệ điều hành Harmony có thể sẵn sàng sử dụng bất cứ lúc nào,” Richard Yu Chengdong, trưởng nhóm nghiên cứu tiêu dùng tại Huawei phát biển tại Hội nghị nhà phát triển 2019 của hãng. Đồng thời, ông cũng khẳng định: “Việc chuyển các ứng dụng từ Android sang HarmonyOS vô cùng dễ dàng, có thể thực hiện trong chỉ 1 tới 2 ngày.”

Tuy nhiên, theo Yu, Huawei vẫn mong muốn được tiếp tục sử dụng Android nhằm bảo đảm hệ sinh thái sẵn có.

Harmony (hay HongMeng tại thị trường Trung Quốc) là một hệ điều hành được mong chờ của hãng điện thoại lớn thứ 2 thế giới này, đặc biệt là sau khi lệnh cấm vào hồi tháng 5 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng mua các công nghệ của Mỹ (trong đó bao gồm hệ điều hành Android cho điện thoại và Microsoft cho máy tính) của hãng.

Nói về Harmony, Yu khẳng định, hệ điều này có thể hỗ trợ nhiều ứng dụng, có một hệ sinh thái riêng, đồng thời tích hợp được với các ứng dụng trên Android cũng như các ứng dụng web khác.

Android vẫn là lựa chọn hàng đầu của Huawei dù đã công bố HarmonyOS

Các nhà phân tích lại khá cẩn trọng với hệ điều hành mới. “Thử nghiệm Harmony trên các thiết bị khác, trước khi mang nó tới smartphone là một bước đi cẩn trọng của Huawei”, Jia Mo, một nhà phân tích tại cơ sở nghiên cứu Canalys chia sẻ. “Huawei cần phải cân nhắc về mối quan hệ của hãng với Google, và đang dè chứng trước quan điểm không rõ ràng từ phía Mỹ.”

Trước đây, rất nhiều hãng công nghệ đã thất bại trong việc tạo ra một hệ điều hành có khả năng thay thế Android. Thậm chí, kể cả gã khổng lồ Microsoft cũng đã thất bại trước thử thách này – hệ điều hành Windows không thể chạy được hết các ứng dụng trên Android. Samsung cũng không phải là ngoại lệ khi “ngã ngựa” với Tizen OS.

Theo Jia, Huawei sẽ phải liên tục tối ưu hóa và cải tiến hệ điều hành mới. Việc tích hợp trước hết trên các bị IoT (Internet vạn vật) sẽ giúp phổ cập hệ điều hành này với các nhà phát triển, cũng như tạo cơ hội trải nghiệm cho người dùng. Từ đó, Huawei có thể ‘nuôi dưỡng’ hệ điều hành này trong khi chờ đợi những cơ hội mới.

Nước đi của Huawei khác với Google và Apple: Trong khi 2 hãng công nghệ này sử dụng các hệ điều hành khác nhau trên các thiết bị khác nhau, hệ điều hành vi nhân (microkernel) Harmony dễ dàng thích hợp với mọi thiết bị.

Theo truyền thông, Harmony sẽ được ứng dụng trên các thiết bị trình chiếu thông minh của Honor trước tiên, được tích hợp đồng thời với bộ chip thông minh HiSilicon “Honghu 818” của Huawei và camera có thể thu lại cho màn hình rộng.

Ngoài ra, Huawei cũng đang cân nhắc cài đặt Harmony cho bộ điều khiển cầm tay mới, Mate 30, dù ngày phát hành của thiết bị này chưa được công bố chính thức. Huawei cũng mong muốn sẽ biến Harmony thành một công nghệ open-source cho các nhà phát triển, với tham vọng biến hệ điều hành này thành hệ tân tiến nhất cho các thiết bị smartphone và ứng dụng IoT trong tương lai.

Theo Huawei, Harmony dự kiến sẽ sử dụng được trên PC, sản phẩm smartwear, xe thông minh vào 2020, sử dụng được trên loa thông minh và tai nghe vào 2021, và cả những thiết bị như kính thực tế ảo vào 2022. Tuy nhiên, hãng lại không công bố thời gian cho việc tích hợp hệ điều này cho các smartphone.

“Trở ngại mới của hệ điều hành này nằm ở các ứng dụng", Bryan Ma, phó chủ tịch viện nghiên cứu sản phẩm cho khách hàng, IDC phát biểu. “Kể cả khi quá trình chuyển đối ứng dụng từ Android trở nên dễ dàng, để đảm bảo hiệu năng, các nhà phát triển vẫn phải tốn công sức thử nghiệm lại. Ngoài ra, Google cũng sẽ không mong muốn chuyển các ứng dụng chính chủ sang Harmony, và như vậy, kết quả sẽ không khả quan cho Huawei tại thị trường nước ngoài.”

Trước buổi công bố, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Huawei, Ren Zhengfei đã nói rằng, hệ điều hành của hãng “có thể” sẽ nhanh hơn Android, và hãng cũng sẽ sớm cho ra đời một hệ sinh thái phong phú không kém gì Google Play Store và App Store của Apple.

Các nhà lãnh đạo khác như chủ tịch Huawei, ông Liang Hua và trưởng bộ phận đối ngoại của Huawei, bà Catherine Chen Lifang, cũng đã nhắc tới việc xây dựng một hệ điều hành độc quyền cho các thiết bị IoT ngoài điện thoại.

Kể từ hồi tháng 5, Google và Microsoft đã đình chỉ cung cấp sản phẩm linh kiện và ứng dụng cho các thiết bị Huawei, dưới lệnh cấm ban hành bởi chính phủ Mỹ.

Dù một vài lệnh cấm đánh vào Huawei đã được dỡ bỏ bởi Tổng thống Donald Trumpt tại hội nghị G20 tại Osaka, quan điểm của chính phủ Mỹ vẫn còn rất lập lờ.

Cụ thể, lệnh cấm thương mại này đã làm Huawei phải thu lại 10 triệu chiếc điện thoại chỉ trong quý 2, khiến hãng đánh mất cơ hội sánh vai với gã khổng lồ di động như Samsung. Theo Yu, chính lệnh cấm này đã ngăn cản Huawei trở thành nhà cung cấp điện thoại đứng đầu thế giới.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement