Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

80% doanh nghiệp không tiếp cận được gói hỗ trợ COVID-19, chuyên gia kiến nghị tính toán lại gói hỗ trợ lần 2

Doanh nghiệp

16/10/2020 12:00

Có 80% doanh nghiệp được hỏi cho biết đã không tiếp cận được gói hỗ trợ COVI-19, do không đủ điều kiện và không có thông tin về chính sách.

PGS.TS. Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng Chính phủ đã có những giải pháp chính sách rất kịp thời trong gói hỗ trợ lần 1, nhằm giải cứu một số khu vực kinh tế và hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Tuy vậy, lãnh đạo Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng đáng tiếc là hiệu quả các chương trình hỗ trợ lại không cao như kỳ vọng. Khảo sát của đại học này có thấy có đến 80% doanh nghiệp được hỏi cho biết đã không tiếp cận được gói hỗ trợ, do không đủ điều kiện và không có thông tin về chính sách.

Đại dịch COVID-19 tác động đặc biệt lớn đến các doanh nghiệp nhỏ, nhưng phần lớn các doanh nghiệp cho biết rất khó tiếp cận các gói hỗ trợ vì không đủ điều kiện. Ảnh: VGP
Đại dịch COVID-19 tác động đặc biệt lớn đến các doanh nghiệp nhỏ, nhưng phần lớn các doanh nghiệp cho biết rất khó tiếp cận các gói hỗ trợ vì không đủ điều kiện. Ảnh: VGP

Khảo sát của đơn vị này cũng cho thấy có 61% doanh nghiệp được hỏi cho biết vẫn hoạt động bình thường, 30% cắt giảm quy mô sản xuất và gần 10% phải tạm dừng hoạt động. Tác động của đại dịch đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ là nặng nề nhất.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chỉ ra thông tin đáng chú ý, là có không ít doanh nghiệp nhỏ lại có sức chống chịu khá tốt. Các doanh nghiệp này khá linh hoạt khi chuyển sang hình thức kinh doanh trực tuyến, thậm chí doanh số tăng lên.

Tuy nhiên, theo TS Phạm Chi Lan, các doanh nghiệp chống chịu được qua đại dịch là những doanh nghiệp  có sự chuẩn bị tốt từ giai đoạn trước đó, thích ứng nhanh với những biến động thị trường do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. Họ đã thay đổi định hướng đầu tư, phát triển thị trường.

Tại hội thảo “Chính sách vượt qua tác động của COVID-19 để phục hồi và phát triển kinh tế”, do Đại học Kinh tế quốc dân phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, JICA và ADB tổ chức hôm 15/10, TS. Võ Trí Thành, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, thẳng thắn cho rằng hiệu quả của của gói hỗ trợ lần 1 thấp, dù Chính phủ đã rất nỗ lực, chính sách ban hành kịp thời.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng việc hỗ trợ không được dàn trải mà phải đúng, trúng. Doanh nghiệp nhận hỗ trợ cần cam kết không sa thải lao động. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc
Các chuyên gia kinh tế cho rằng việc hỗ trợ không được dàn trải mà phải đúng, trúng. Doanh nghiệp nhận hỗ trợ cần cam kết không sa thải lao động. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc

Các chuyên gia kiến nghị chính sách hỗ trợ cần triển khai nhanh, kịp thời hơn nữa, nhưng cũng không nên “tất tay” một lần, vì phía trước còn nhiều bất định.

Cần kéo dài thời gian các gói hỗ trợ, để doanh nghiệp có đủ thời gian phục hồi sản xuất kinh doanh một cách bền vững. Chính sách tiếp tục tập trung vào các giải pháp về tiền tệ, như nới lỏng điều kiện tín dụng, miễn và giảm lãi suất, chính sách tài khóa là miễn giảm thuế, giảm chi phí…là đúng hướng. 

Nhưng để các chủ trương đúng đắn thật sự đi vào cuộc sống, các cấp triển khai ở dưới cần mạnh tay đơn giản hoá thủ tục, quy trình, tạo thuận lợi cho các đối tượng thuộc diện hỗ trợ.

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành kiến nghị cần xem xét gói kích thích, hỗ trợ kinh tế lần 2 với quy mô đủ lớn, có kéo dài sang cả năm 2021, nhưng phải gắn với tái cấu trúc nền kinh tế và các xu thế phát triển mới trên thế giới. Hơn nữa, Việt Nam cần tận dụng lợi thế của các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và chiến lược đầu tư nước ngoài trước làn sóng dịch chuyển của nhiều DN.

Theo ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng BIDV, quy mô gói hỗ trợ kinh tế của Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với GDP nếu so với các nước. Gói hỗ trợ lần tới cần nhanh nhưng cũng cũng nên tính toán kỹ càng, quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, có độ bao phủ rộng, bao gồm cả các khu vực lao động phi chính thức, ưu tiên về các ngành nghề có công nghệ cao, năng lượng sạch.

Doanh nghiệp nhận hỗ trợ phải có các cam kết bảo vệ việc làm cho người lao động, hạn chế tối đa việc sa thải.  Khi thiết kế gói hỗ trợ lần 2, đi đôi với triển khai tốt gói hỗ trợ lần 1.

“Theo tính toán sơ bộ, nếu chỉ cần giảm 1% thuế VAT có thể gây hụt thu ngân sách đến hơn 30.000 tỷ đồng, do đó, các giải pháp về tài khoá như giảm thuế cần thận trọng”, chuyên gia Cấn Văn Lực nói.

Bà Phạm Chi Lan cũng nói rằng việc hỗ trợ không nên dàn trải mà cần có sự chọn lọc, hướng tới các oanh nghiệp có khả năng phát triển trong tương lai. Đây cũng là dịp cần nhanh chóng đánh giá được các xu hướng phát triển mới, hướng sự hỗ trợ tới những ngành nghề, có công nghệ, tiềm năng phát triển.

Ông Shimizu Akira, Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam, cho rằng kết quả phòng chống dịch và phục hồi kinh tế ban đầu khá tốt của Việt Nam là quan trọng. Bởi nếu Việt Nam vẫn bị hàng trăm ca nhiễm mỗi ngày như Nhật Bản hiện nay, thì sẽ rất khó khăn trong việc thực hiện các mục tiêu của mình.

Thời gian qua, các cơ quan Chính phủ Việt Nam đã tham vấn JICA khá nhiều về mở rộng, nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị nông nghiệp. Đây là hướng đi đúng đắn để phát triển kinh tế thời kỳ hậu COVID-19.

Q.HUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement