Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

5 sự kiện nhà đầu tư cần quan tâm ngày 24/12: Ông Trump phủ quyết dự luật chi tiêu quốc phòng trị giá 740 tỷ USD

Tài chính

24/12/2020 07:12

Trump phủ quyết dự luật chi tiêu quốc phòng, EU và Anh đạt được thỏa thuận Brexit, Trung Quốc xem xét việc cân đối "cung cầu" do tăng trưởng kinh tế không đồng đều... là những sự kiện nhà đầu tư cần quan tâm. Tờ Bloomberg cũng cho biết, bản tin dưới đây là ấn bản cuối cùng của 5 điều nhà đầu tư cần quan tâm cho năm 2020 và họ sẽ trở lại vào ngày 4/1/2021.

TT Trump phủ quyết dự luật chi tiêu quốc phòng

Hôm qua, Tổng thống Donald Trump đã phủ quyết Đạo luật Chi tiêu Quốc phòng (NDAA) trị giá 740,5 tỷ USD của Mỹ. Theo đó, dự luật trên với nhiều điều khoản được sửa đổi đã được lưỡng viện Quốc hội dễ dàng thông qua vào đầu tháng này. 

Sau khi bị Tổng thống Trump phủ quyết, dự luật sẽ được chuyển trở lại Hạ viện cũng như Thượng viện để bỏ phiếu. Nếu nhận được 2/3 số phiếu bác quyết định phủ quyết của Tổng thống Trump từ Quốc hội, dự luật này sẽ trở thành luật.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phủ quyết Đạo luật Chi tiêu Quốc phòng (NDAA) cho năm tài chính 2021 trị giá 740 tỷ USD. Ảnh: TTXVN.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phủ quyết Đạo luật Chi tiêu Quốc phòng (NDAA) cho năm tài chính 2021 trị giá 740 tỷ USD. Ảnh: TTXVN.

Trong khi đó, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi ngay lập tức đồng ý với nỗ lực trước đó của Trump nhằm tăng cường thanh toán kích thích. Tuy nhiên, lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Kevin McCarthy nói với các thành viên Đảng Cộng hòa rằng, bà sẽ không thông qua dự luật. Việc giữ lại chỉ thêm vào danh sách ngày càng tăng những bất ổn cho các nhà đầu tư và có thể thúc đẩy nhiều người rút tiền ra.

Thị trường chứng khoán tăng điểm

Chứng khoán châu Á đã sẵn sàng tăng sau khi chứng khoán Mỹ tăng điểm và đồng bảng Anh leo thang khi thỏa thuận thương mại hậu Brexit đạt được. Giá cổ phiếu tương lai ở Nhật Bản, Hồng Kông và Úc cao hơn. Sự không chắc chắn xung quanh phủ quyết của Tổng thống Donald Trump về việc thay đổi luật cứu trợ đại dịch đã đè nặng lên tâm lý trong phiên giao dịch của Mỹ, với chỉ số S&P 500 kết thúc chỉ 0,1%.

Chỉ số Nasdaq Composite và Russell 2000 thiết lập mức cao kỷ lục trong ngày. Khoảng cách giữa lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 5 và 30 năm đã nới rộng hôm thứ Tư lên mức cao nhất trong vònh 4 năm.

Anh và EU chính thức đạt thỏa thuận Brexit

Anh và Liên minh châu Âu (EU) dự kiến ​​sẽ ký một thỏa thuận thương mại lịch sử hậu Brexit vào đúng dịp Giáng sinh sau khi các nhà đàm phán đạt được phác thảo của một thỏa thuận bao gồm thỏa hiệp về quyền đánh bắt cá.

Anh và EU chính thức đạt được thỏa thuận Brexit. Ảnh: TTXVN.
Anh và EU chính thức đạt được thỏa thuận Brexit. Ảnh: TTXVN.

Các nhóm đàm phán đã họp thảo luận vào cuối ngày hôm qua để hoàn thiện các điều khoản của thỏa thuận. Theo đó, họ sẽ chính thức hoàn tất việc tách Anh khỏi khối sau cuộc trưng cầu ý dân năm 2016.

Những điều khoản có trong thỏa thuận cần được Thủ tướng Anh Boris Johnson và EU thông qua, nhưng các quan chức của cả hai bên hy vọng sẽ đưa ra thông báo muộn nhất trong hôm nay. Đồng bảng Anh tăng vọt. 

Người vay nợ tăng cao

Ngày càng có nhiều người đi vay ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là các khoản vay có lãi suất liên quan đến việc đáp ứng các mục tiêu bền vững và là một trong số ít những điểm sáng cho thị trường cho vay doanh nghiệp đang suy sụp vì đại dịch.

Thị trường cho vay liên kết bền vững ở châu Á Thái Bình Dương, ngoại trừ Nhật Bản, đã phát triển vào năm 2017 và người đi vay đã tăng đều đặn kể từ đó. Đã có 18 công ty ký tổng số nợ 7,4 tỷ USD cho đến năm 2020, so với 16 công ty huy động 7,5 tỷ USD vào năm ngoái. Tỷ suất lợi nhuận của khoản nợ tăng lên khi người đi vay bỏ lỡ các mục tiêu xanh hoặc xã hội. Tuy nhiên, việc mua nợ có thể không phù hợp với đạo đức .

Trung Quốc tăng trưởng không đồng đều

Cam kết mới của Trung Quốc nhằm khắc phục “nguồn cầu” đã khiến giới lãnh đạo nước này đề ra các chính sách bình ổn để kích thích chi tiêu. Đó là sự khác biệt so với sự tập trung gần đây của chính quyền Trung Quốc vào những thay đổi đến "từ phía cung".

Tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2021 chủ yếu nhờ đầu tư của  tư nhân vào lĩnh vực chế tạo gia tăng và chi tiêu của các gia đình mạnh hơn. Ảnh: TTXVN.
Tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2021 chủ yếu nhờ đầu tư của  tư nhân vào lĩnh vực chế tạo gia tăng và chi tiêu của các gia đình mạnh hơn. Ảnh: TTXVN.

Mặc dù Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất có được tăng trưởng trong năm nay, nhưng thực tế với sự thay đổi về "nguồn cầu" báo hiệu rằng chính quyền của ông Tập Cận Bình đang lo lắng về sự phục hồi không đồng đều. Trong số đó, tỷ lệ chi tiêu hộ gia đình bị tụt lại so với đầu tư vào bất động sản và cơ sở hạ tầng.

XUYẾN KIM
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement